ngày liền tôi chẳng làm gì, chỉ hát. Bọn lính canh không ngăn cản tôi. Bài
ca vẫn là bài ca, cho dù lời của nó không phải ai ai cũng hiểu. Mọi người
đều lắng nghe tôi hát. Thế rồi một lần, một sỹ quan trẻ đến gặp mấy người
lính canh. Tôi tưởng chắc đời mình sắp hết. Cùng đi với viên sỹ quan là một
người biết tiếng chúng ta. Người ấy hỏi tôi: “Ngài sỹ quan muốn biết rằng
anh đang hát gì vậy? Bài hát anh là bài hát gì? Hát lại cho chúng tôi nghe
lần nữa”.
Tôi lại hát bài về Đaghextan đang bốc lửa. Họ lại yêu cầu tôi hát tiếp. Tôi
lại hát về người mẹ đau khổ, người vợ thân yêu. Viên sỹ quan lắng nghe và
nhìn về phía núi rừng. Núi rừng đang ẩn sau làn mây che phủ. Viên sỹ quan
bảo mấy tên lính canh cho thả tôi ra. Người biết tiếng chúng ta nói: “Ngài
sỹ quan muốn trả lại tự do cho anh. Ngài rất thích những bài ca của anh, và
vì vậy ngài để cho anh được trở về quê hương”. Sau lần đó tôi nghĩ rằng: có
thể rằng nếu lúc nào Đaghextan cũng luôn hát những bài ca của mình thì
chắc máu đã không đổ rồi chăng?
Nhưng Samin đã hỏi người người lính vừa thoát khỏi tay giặc trở về:
- Ta đã cấm hát rồi, sao anh còn hát?
- Thưa thủ lĩnh, thủ lĩnh cấm hát ở Đaghextan, còn không cấm hát ở nơi
ấy.
- Câu trả lời của anh khá đấy - Samin nói. Nghĩ một lát, ông nói thêm: -
ta cho phép anh hát riêng cho anh nghe nữa đấy Mônla-Mahômét ạ
Từ dạo ấy, người ta gọi anh là “Chàng Mahômét được bài ca cứu thoát”
Đã cần phải có bài ca để cứu Đaghextan. Nhưng liệu rồi có phải ai cũng
hiểu được như người sỹ quan kia đã hiểu? Người sỹ quan ấy là ai? Có thể là
nhờ thơ Lécmôntốp chăng? Vì ông cũng đã từng tham gia chiến đấu ở bên
dòng sông Valêrích.
Còn một chuyện thế này nữa. Sau trận tiến công thắng lợi vào Temir-
Khan-Sura, Khátgi-Murát cùng đội quân của mình trở về. Cách đường đi