Với các bài ca cũng thế. Những bài hát của đàn ông những bài ca của các
chàng kỵ sỹ, những bài ca chiến đấu, những bài ca về chiến trân, về những
nấm mồ, về sự trả thù, về máu đổ, về sự dũng mãnh, về lòng quả cảm…
không hiểu vì lẽ gì thường có tuổi thọ ngắn hơn những bài hát về tình yêu.
Và tất cả những bài hát xưa đều như một thứ mở đầu cho nền âm nhạc
mới của Đaghextan. Dây đàn mới mắc lên cây panđur cũ. Và những ngón
tay mềm mại của người phụ nữ miền cao giờ đây đã nhẹ nhàng lướt trên
dây phím trắng đen của cây đàn pianô.
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình yêu ca hát. Tôi rụt rè cầm lấy
cây bút chì của tôi. Tôi sợ động đến thơ, những rồi không thể không động
đến thơ. Tình trạng của tôi rất khó xử. Sau Gamzát Xađax, còn ai cần đến
Raxun Xađax nữa (nghĩa là Raxun từ làng Xađa). Cùng ở một làng, cùng ở
một nhà, cùng ở Đaghextan.
Dù tôi có đi đâu, dù tôi có ở đâu và nói chuyện với ai, ngay đến bây giờ
khi chính tóc tôi đã điểm bạc, người ta vẫn còn luôn nói với tôi: “Và bây
giờ xin mời Raxun, con trai ông Gamzát của chúng ta, lên phát biểu!”.
Tất nhiên, làm con của Gamzát không phải là việc nhỏ, nhưng tôi còn
muốn được làm chính mình. Làm như vậy không phải dễ đâu.
Có lần tôi đến một vùng núi. Tôi ghé thăm vài làng, còn lại một làng trên
đường đi là làng Xumađa. Từ đằng xa tôi nhìn thấy dân làn đang tụ tập.
Nghe thấy rõ tiếng kèn zurna, tiếng hát đang vang lên. Dân làng đang đón
tiếp ai. Chẳng thể đón tiếp ai khác ngoài đón tôi. Tôi vừa thấy vui vui trong
lòng vừa cảm thấy áy náy vì mình chưa xứng đáng với sự đón tiếp như thế.
Chúng tôi đến gần đám đông hơn, rồi bước ra khỏi xe. Mọi người lại hỏi:
- Còn ông già Gamzát đâu?
- Ông Gamzát ở Makhátkala. Ông cũng không định đến đây. Tôi là
Raxun, con ông Gamzát đây
- Thế mà người ta nói với chúng tôi rằng ông Gamzát sẽ đến.