Mọi người Avar đều biết rằng thịt cừu đen thơm hơn, ngọt hơn thịt cừu
xám hay cừu trắng. Thầy lang bảo bệnh nhân chui đầu vào trong tấm da cừu
mới lột và bắt ngồi như thế rất lâu. Còn thịt thì thầy đem về nhà mình.
Bây giờ thì chúng ta sẽ không nói đến những thầy lang như thế nữa.
Nhưng trên thực tế cũng còn có những lương y giỏi và những vị thuốc dân
gian rất quý.
Cỏ lẩn bố tôi nằm chữa bệnh ở Matxcơva, tại bệnh viện Kremli. Tại đấy
ông nhớ đến cỏ cây và nước miền Đaghextan, ông lại bảo các con mang tới
cho ông thứ nước lấy từ nguồn mạch nhỏ trên rặng Buxrakhơ.
Đối với các con, lời của bố là đạo luật. Chúng tôi trở về Đaghextan, trèo
lên rặng núi Buxrakhơ, tìm được nguồn mạch ở đó và lấy nước từ đây đem
tới cho bố chúng tôi, một nhà thơ Avar đang nằm ở bệnh viện Kremli.
Bố tôi uống thứ nước ấy và ông cảm thấy nhẹ mình. Sau đó thậm chí ông
đã khỏi hẳn. Ông không hay biết rằng, cũng từ ngày hôm ấy, người ta đã bắt
đầu tiêm cho ông một thứ thuốc mới của nước ngoài.
Có lẽ ông đã không khỏi bệnh nếu chi nhờ mỗi thứ thuốc do khoa học tạo
ra kia. Có lẽ ông đã không khỏi bệnh nếu chỉ nhờ uống thứ nước lấy ở miền
quê ấy, như những người Avar đã uống. Đúng hơn là ông đã khỏi bệnh nhờ
cả hai thứ thuốc.
Trong văn học cũng như thế. Ngọn nguồn của nó là quê hương, là nhân
dân nước mình, là tiếng mẹ đẻ. Nhưng nhận thức của nhà văn chân chính
hôm nay còn vươn xa ra ngoài giới hạn đất nước mình. Tất cả những cái gì
có quan hệ đến con người, đến thế giới đều có thể xúc động trái tim, khối óc
nhà văn.
Người bộ hành lên đường
Anh mang theo gì đó?
Rượu vang, bánh mì chăng?
Nhưng, khách ơi, hãy nhớ: