“Thơ không thể là thứ thơ không đọc cho mẹ, cho chị, cho con gái nghe
được. Tôi không thích thứ phim không cho trẻ em dưới 16 tuổi xem”.
Bố tôi thường dùng chữ Ả Rập hơn cả. Ông rất thích những chữ cái ấy,
cách viết ấy, nhìn thấy trong đó vẻ đẹp lạ thường. Ông không thể chịu được
lối viết ngoằn ngoèo, cẩu thả. Có lần ông nhận được bức thư của người bạn
cũ viết bằng chữ Ả Rập rất cẩu thả, ông liền làm một bài thơ chế giễu:
Chữ này trông như trống lục lạc long đai
Mỗi cái chấm thành một hòn đá tảng
Chữ khác y như cái nhà kho mái thủng
Chỉ còn trơ cái cột cái kèo
Chữ kia đáng thương như mỏm đá cheo leo
Lại bị trên đầu một lèn đè nặng!
Chữ thứ tư như mũ trùm kín trán,
Cứ mỗi dòng đủ nguệch ngoạc cả trang
Như dùng vuốt mèo cào giấy cho hăng!
Chữ thành bụi cây xơ, thơ như rừng gặp bãi,
Chỉ còn cách anh thợ rừng vác rìu vào dẹp ráo
Thật kinh lạ cho anh: Học lối viết ở đâu ta?
Hồi ấy, những câu thơ này đã làm nhiều người phật ý. Một số người phật
ý vì đã không hiểu đúng ý của bài thơ, một số người khác giận vì đã hiểu
quá rõ ý bài thơ. Một số người lại cho rằng Gamzát đã không giễu cợt nét
chữ quái dị của người viết và giễu cợt chính hình thù quái dị của các chữ cái
Ả Rập.
Nhưng bố tôi không có ý định phê phán hệ thống chữ cái nói chung. Ông
đã “ném đá vào vườn rau” của những kẻ bằng sự cẩu thả của mình đã làm