xuống khe sâu qua những tảng đá lởm chởm. Những lời rủa động đến đôi
mắt là vào loại độc địa nhất. Đó lả lời rủa của các lời rủa. Nhưng vẫn có lời
rủa còn đáng sợ hơn. ở một làng tôi đã nghe thấy hai người đàn bà chửi
nhau:
- Cầu trời nó bắt đi cái người biết dạy con mày học nói!
- Cầu trời nó bắt của con mày đi cái người mà con mày có thể dạy nói!
Đấy, những lời rủa có thể đáng sợ đến như thế. Nhưng một người không
biết tôn trọng tiếng mẹ đẻ cũng sẽ không còn được kính trọng ở miền núi
nữa, dù không phải nghe một lời rủa nào. Người mẹ miền núi sê không đọc
các bài thơ của con, nêu các bài thơ đó được viết bằng một thứ tiếng méo
mó.
Rút trong sổ tay. Có lần tôi gặp ở Pari một họa sĩ người Đaghextan. Sau
cách mạng ít lâu, anh ta sang Italia học, lấy một cô gái Italia rồi không về
nước nữa.
Đã quá quen với cảnh núi rừng, anh chàng Đaghextan nọ thấy xa lạ giữa
miền quê mới. Anh đi khắp các nơi, dừng lại khắp các thủ đô tráng lệ của
các nước xa xôi, nhưng, dù anh đi tới đâu, lúc nào anh cũng cảm thấy buồn.
Tôi muốn nhìn thấy nỗi buồn đọng lại thành đường nét, màu sắc, tôi yêu
cầu anh cho tôi xem các bức tranh anh vẽ.
Có một bức tranh được đặt tên như thế này: “Nỗi buồn nhớ quê hương”.
Trên bức tranh là một người phụ nữ Italia (chính là vợ anh) mặc quần áo
kiểu Đaghextan ngày xưa. Cô ta đứng bên nguồn nước tay cầm chiếc bình
chạm bạc, sản phẩm của những người thợ lành nghề xứ Gôxalin. Đằng xa là
cảnh buồn của làng quê Avar nằm trên sườn núi, những ngọn núi bên làng
trông còn buồn hơn. Mây mù bao quanh đỉnh núi.
- Mây mù - là nước mắt của núi, - họa sĩ nói. - Khi mây mù phủ đầu sườn
núi, thì bên những nếp nhăn vách đá bắt đầu rỏ xuống những gìọt nước
trong trong. Mây mù - đó là tôi.