Ra đi, tôi không tìm được lời cảm tạ. Lúc tôi chia tay với mẹ nhà thơ,
trong phòng không có một ai khác. Tôi biết rằng với các bà mẹ thì không có
gì vui hơn là được nghe những lời khen con trai mình. Và mặc dầu tôi rất
tỉnh táo khi đánh giá những khá năng hết sức eo hẹp của nhà thơ lảng
Gunip, tôi vẫn mở miệng dè dặt khen ngợi anh ta. Tôi nói với mẹ anh ta
rằng, con trai bà là một nhà thơ rất tiến tiến, kịp thời.
- Có thể là nó rất tiên tiến, - bà mẹ buồn rầu ngắt lời tôi, - nhưng nó
không có tài. Có thể thơ của nó rất kịp thời, nhưng khi đọc nó, tôi cảm thấy
tẻ nhạt. Raxun, cháu thử nghĩ xem nhé. Khi con tôi bắt đầu bập bẹ những
tiếng đầu tiên, những tiếng không sao hiểu được, tôi đã cảm thấy sung
sướng vô cùng. Thế mà bây giờ khi nó đã biết nói và còn làm được cả thơ
nữa thì tôi lại thấy buồn tẻ. Người xưa nói là trí khôn của người đàn bà nằm
nơi vạt áo. Khi ngồi thì còn, đứng lên thì rơi mất. Con trai tôi cũng vậy: khi
ngồi sau bàn ăn, nó nói năng bình thường dễ nghe, nhưng chỉ cần đi từ bàn
ăn đến bàn làm việc, lả nó đánh rơi mất tất cả những lời hay ho, giản dị. Chỉ
còn toàn những lời khuôn sáo, nhạt thếch.
Nhớ lại câu chuyện đó, tôi cầu trời cho tôi không bao giờ bị mất đi lời
nói. Tôi muốn sao cho những bài thơ của tôi, cuốn sách này của tôi và tất cả
những gì tôi sẽ viết đều trở nên dễ hiểu, gần gũi với mẹ tôi, chị tôi, và mỗi
người dân vùng núi, với những ai có cuốn sách này trong tay. Tôi không
muốn gây ra sự buồn tẻ, tôi muốn đem tới niềm vui. Còn nếu lời nói của tôi
không còn sinh khí, trở nên lạnh lẽo, khó hiểu và tẻ nhạt - nói ngắn gọn là
nếu tôi làm hỏng mất lời nói của mình thì trong đời tôi sẽ không còn gì
đáng sợ hơn.
Trước đây, khi dân làng chúng tôi tụ tập tại ngôi đến hồi giáo để bàn bạc
việc chung, tôi đã đọc cho mọi người nghe thơ của bố tôi. Lúc ấy tôi còn là
một cậu bé, nhưng tôi đã biết đọc thơ một cách hăng say (thậm chí quá hăng
say), đọc thật to và nhấn mạnh những chữ, những âm tôi thích. Chẳng hạn,
khi đọc bài thơ mới của bố tôi “Đi săn sói ở Xađa”, âm “X” trong chữ
“Xađa” tôi đọc qua kẽ răng, làm chừ đó như rung lên, đập vào nhau. Tôi