một cái đuôi sói, nhưng đuôi thì không kiếm được mà lại mất luôn cả cặp
sừng.
Hay là, họ giống như những con ngỗng nuôi trong nhà, biết bơi biết lặn
nhưng không thể như cá, biết bay một chút nhưng không thể như chim, biết
cất tiếng hát nhưng không thể như họa mi. Không việc gì biết làm đến nơi
đến chốn.
- Công việc thế nào? - có lần tôi hỏi Abutalíp.
- Thường thường vậy thôi. Không giống như sói mà cũng không giống
như thỏ. Lừng chừng ở giữa. - Abutalíp im lặng rồi nói thêm: - Tâm trạng
dở nhất ở một nhà văn là cảm giác lưng chừng. Anh ta phải cảm thấy mình
hoặc là sói đã ăn thỏ, hoặc là thỏ đã chạy thoát khỏi sói.
Rút trong sổ tay. Có lần, đám thanh niên làng tôi kéo đến nhà bố tôi và kể
lại rằng họ đã đánh một ca sĩ.
- Sao các cậu lại đánh anh ta? - bố tôi hỏi.
- Hắn hát sai lung tung bác ạ, - khi thi cố tình ho, xuyên tạc lời hát, khi
thi kêu ré lên, khi lại sủa gâu gâu như chó. Hắn làm hỏng cả bài hát, thế là
chúng cháu đánh hắn.
- Các cậu lấy cái gì đánh nó?
- Người lấy thắt lưng, người lấy nắm tay.
- Lẽ ra nên dùng cả roi ngựa nữa. Nhưng tôi muốn hỏi là các cậu đánh
vào chỗ nào của nó?
- Chúng cháu đánh nhiều vào phần mềm thôi. Tất nhiên cũng có lần đánh
vào cổ hắn ta.
- Nhưng mà chính đầu nó mới có tội kia mà!
Hổi ức. Sao lại không kể tiếp ra đây một chuyện nữa, nếu nó đã được nhớ
lại? Ở Makhátkala có một ca sĩ người Avar... Tôi không muốn nói tên anh
ta: anh ta thế nào cũng tự đoán ra, còn đối với chúng ta thì cái tên đó là thế
nào cũng chẳng có gì hệ trọng, phải không? Nhiều lần chàng ca sĩ đó đến