một lúc như suy nghĩ điều gì rồi cất giọng hát. Anh hát rất lâu. Mọi người
đâm hoảng: Nếu đây chỉ là một bài trong một chương, mà cuốn sách thì bốn
chương, bao giờ mới hát xong được? Nhưng rồi ca sĩ ngừng hát, lấy tay áp
vào dây đàn. Anh không hát tiếp nữa. Hóa ra là anh đã thu hút hết ý chính,
cảm xúc chính của nhà thơ vào một bài hát. Nhà thơ hỏi vì sao anh lại hành
động như vậy.
- Anh bạn ạ, - ca sĩ trả lời, - đây, cây đàn kumuz của tôi đây, nó có ba dây
tất cả. Tôi không thể mới đầu thì gảy một dây, sau đó gảy sang dây thứ hai
rồi thứ ba.
Lại nói về đề tài. Có lẽ không phải mọi người đều biết chuyện ngày xưa
có anh chàng keo kiệt đi một đôi giày mới và rất sợ giày bẩn. Anh ta chi đi
rón rén. Có lần anh ta gặp phải một chỗ rất bẩn, bùn có thể ngập đến đầu
gối. Anh chàng keo kiệt đó đành phải trông cây chuối, đi ngược đầu xuống
đất.
Có chuyện như thế này. Nhiều khi các nhà thơ không phải sáng tạo ra
nghệ thuật mà giống như lả tham dự các cuộc đưa ngựa ngày chủ nhật. Để
con ngựa của mình được đeo khăn thưỏng năm phút, họ sẵn sàng quất ngựa
đến tóe máu. Tấm khăn thưởng đằng nào cũng phải cởi ra ngay trong ngày
hôm đó, nhưng vết thương nơi da thịt ngựa thì còn lâu mới lên da non.
Giống như chàng Alibulát ở làng Têlét, bao giờ họ cũng sẵn sàng... Chắc là
các bạn chưa biết chuyện về Alibulát đâu?
Có lần viên tri huyện Khunzắc nói với tên lính hầu là Alibulát:
- Sửa soạn đi, sáng sớm mai mi phải đi tới làng Têlét đấy.
- Con xin vâng ạ, - tên lính hầu kính cẩn đáp.
Sương còn chưa tan trên đỉnh núi, Alibulát đã thắng ngựa lên đường.
Trước bữa ăn trưa, anh ta đã trở về Khunzắc. Lúc gần về tới Khunzắc,
những người quen trông thấy anh liền hỏi:
- Trời phù hộ anh đấy, anh Alibulát ạ, anh phải đi xa không?
- Dạ, tôi đã kịp rời Têlét về đây.