hiện nghi lễ một cách đúng đắn sẽ bảo đảm cho vũ trụ này được tiếp tục tồn tại. Hơn
nữa, cũng như vũ trụ được duy trì nhờ việc các tư tế "đặt tên" cho các đồ vật một cách
mầu nhiệm, một số các tư tế bắt đầu nghĩ rằng có thể vũ trụ này đã phát sinh từ "Một"
và nếu con người có thể đặt tên được cho cái "Một" này, thì họ sẽ có khả năng điều
khiển được cái là nền tảng của toàn thể vũ trụ. Theo nghĩa này, việc thực hành tôn
giáo ở thời kỳ này có thể được coi như là một cuộc tìm kiếm quyền năng.
Chúng ta biết được tất cả những điều trên đây nhờ những văn bản do những người này
đã viết ra. Không hẳn chúng đã được viết ngay từ thời kỳ đầu, vì lúc ban đầu truyền
thống đã được lưu truyền bằng miệng - được giữ riêng trong giới các gia đình tư tế, và
được truyền từ đời cha sang đời con. Các tài liệu này đã được làm thành ba sưu tập
lớn gọi là Rg, Yajur, và Sma Veđa, tạo thành bộ kinh được coi là Kinh thánh cung cấp
ba nguồn tri thức. Một sưu tập Vêđa thứ tư được soạn hơi muộn hơn, gồm những lời
bùa chú để xua đuổi ma quỉ, gọi là Atharva Veđa. Sau đó, những sưu tập này lại lần
lượt được tiếp nối bằng hai đợt biên soạn liên tiếp để hình thành các bộ kinh gọi
là Brhmaṇas và Āraṇyakas, trong đó ta càng ngày càng thấy rõ khuynh hướng suy tư
huyền bí về bản chất vũ trụ và việc điều khiển vũ trụ bằng pháp thuật "đặt tên" cho
các sự vật.
Một thời gian ngắn trước Đức Phật, bản kinh Upaniṣads bằng văn xuôi đã được biên
soạn. Như tên của nó gợi ý, kinh Upaniṣads thu thập những lời giảng bí truyền, chỉ
truyền từ ông thầy sang học trò mà thôi, vì chữ upa-ni-sad có nghĩa là "ngồi gần." Bộ
kinh này được coi là giai đoạn cuối cùng của kinh Vêđa, và vì thế được gọi
là Vedānta, "kết hay tột đỉnh của Vêđa." Ở đây, các yếu tố nghi lễ không có tầm quan
trọng như trong các bộ kinh thời kỳ trước, thay vào đó, chúng ta thấy nhấn mạnh lời
giảng dạy bí truyền và đầy ấn tượng về sự tái sinh và đầu thai. Sự quan tâm này rõ
ràng thúc đẩy việc tìm kiếm cái "Một" là nền tảng của vũ trụ, và nhờ việc điều khiển
được nó (bằng việc biết nó và gọi tên nó), người môn sinh có thể kiểm soát được vũ
trụ, và nhờ đó thoát được vòng luân hồi vô tận của cái chết.
Phương pháp tìm kiếm này có hai khía cạnh - một mặt người ta đi tìm cái nền tảng của
thế giới hiện tượng, cốt tuỷ của mọi đồ vật và sự vật ngoại giới, và cái đó được gọi
là brahman; mặt khác người ta đi tìm cái sự vật hiện hữu tối hậu bên trong mỗi cá
nhân, là cái cho chúng ta sự sống và ý thức, và cái này được gọi là ātman. Có lẽ tất
yếu người ta sẽ đi đến giáo huấn bí truyền cuối cùng là đồng hóa hai thực tại này, và
cho rằng tman và brahman chỉ là một thực tại duy nhất. Trực giác này được tóm gọn
trong các kinh Upaniṣads bằng những phát biểu nổi tiếng như tat tvam asi, "ngươi là
cái đó," và brahmo'ham, "tôi là brahman," v. v. . . Người ta nghĩ rằng khi suy niệm
những lời giảng này, người môn sinh đưa trực giác đó vào nội tâm của mình, nhờ đó
được giải thoát khỏi vòng tái sinh và khỏi cái chết.