ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 15

Cũng còn có những nhóm các vị hành giả khác chủ trương những quan điểm triết học
khác nhau. Có thể kể đến những người Ajīvakas - những người theo thuyết tất định,
chăm chú phân tích chi tiết hiện tại, và chủ trương rằng mọi chúng sinh đều dần dần
tiến tới sự hoàn thiện bất kể họ có cố gắng hay không; những người Lokyatas - những
người theo thuyết duy vật, bề ngoài có vẻ chủ trương khoái lạc thuyết, vì họ phủ nhận
nhân quả thuyết và cho rằng người ta phải hành động theo ý thích của mình; rồi cũng
có những người theo thuyết hoài nghi - thường được đề cập đến trong Kinh Phật bằng
biệt danh xấu là amavrvikkhepikas (kẻ giỏi luồn lách) - họ không nhìn nhận mà cũng
chẳng phủ nhận bất kỳhọc thuyết hay niềm tin đặc biệt nào; và ta có thể họ là đa số
những vị hành giả này chẳng nhắm mục tiêu tìm kiếm tâm linh nào cả, mà chỉ là thích
một cuộc sống khoáng đạt và trốn tránh trách nhiệm xã hội mà thôi. Ta có thể tìm hiểu
một số quan điểm của một số người đương thời với Đức Phật trong các kinh Phạm
Võng Kinh (Brahmajla)
Sa-môn quả Kinh (Smannaphala) trong Trường Bộ Kinh
(Dīgha-Nikya

(4)

.

-----*-----

2

ĐỨC PHẬT

C

húng ta đã tìm hiểu bối cảnh văn hóa và tôn giáo Ấn Độ từ thời kỳ đầu cho tới thời

Đức Phật, vậy còn bản thân Đức Phật thì sao? Đức Phật sinh tại Lumbinī, một thành
phố ở gần Kapilavastu, thủ phủ của một vùng mà ngày nay nằm giữa biên giới Ấn Độ
và Nêpal, bản địa của bộ tộc Thích Ca (Sakya). Trước kia, dựa vào các tài liệu sử học
Sri Lanka cổ xưa, các học giả phương Tây vẫn chấp nhận năm sinh của Đức Phật là
563 trước CN., một truyền thống thứ hai xuất phát từ Ấn Độ đã nhận năm sinh của
Đức Phật là 450 trước CN. Các nghiên cứu mới nhất dựa vào Dīpavamsa gợi ý rất có
thể Ngài sinh năm 485 trước CN

(5)

.

Thời Đức Phật sinh ra, ở vùng chân núi Hi Mã Lạp Sơn vẫn còn có một số nước cộng
hòa sống theo tổ chức bộ tộc chống lại sự bành trướng ngày càng gia tăng của các chế
độ quân chủ mới ở vùng lưu vực trung phần sông Hằng. Trong số những nước này có
nước của bộ tộc Thích ca (Sakya), và cha của Thích Ca Cồ Đàm là một người cai trị
bộ tộc này. Cha của Ngài là một thành viên thuộc thiểu số cầm quyền của bộ tộc và
đồng thời Ngài cũng là một chiến binh, và mặc dầu vào thời đó, có thể xã hội Bà La
Môn truyền thống như đã mô tả ở chương trước chưa tạo được ảnh hưởng quan trọng
nào trong vùng ven lưu vực sông Hằng, nhưng khi Đức Phật đã qua lại giữa xã hội Bà
La Môn, Ngài cảm thấy có thể mô tả thích hợp nhất nguồn gốc xã hội của mình là
thuộc giai cấp chiến binh ksatriya. Các truyền thống sau này, vì chỉ biết đến những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.