chế độ quân chủ đã từng xâm chiếm các nước cộng hòa trước kia, nên đã ngộ nhận khi
gọi Thích Ca Siddhartha là một "hoàng tử" và cha Ngài là một "ông vua".
Ngay từ đầu, đời sống của vị sáng lập ra con đường giải thoát của Phật giáo đã được
các môn đệ của Ngài hết sức quan tâm. Thế nhưng có điều nghịch lý là, mặc dù đã có
khá nhiều sách viết về tiểu sử Đức Phật, nhưng chúng ta không thể chắc chắn điều nào
là sự kiện lịch sử và điều nào có thể chỉ là kết quả của lòng sùng mộ và của sự thêu
dệt do ý hướng tốt lành. Trong kinh điển của truyền thống Pali, có một số kinh cung
cấp cho chúng ta từng mảnh lẻ tẻ những chi tiết chủ yếu về tiểu sử Đức Phật.
Kinh Āriyapariyesana Sutta
(6)
mô tả thời kỳ đầu và cuộc Giác ngộ sau này của Đức
Phật; giai đoạn này cũng được mô tả trong các kinh Bhayabherava, Dvedvittaka, và
sách Mahsaccaka Suttas
(7)
. Kinh Mahparinibbna Sutta
(8)
mô tả những ngày tháng
cuối cùng cuộc đời Đấng Giác ngộ. Những năm giữa cuộc đời, từ sau cuộc Giác ngộ,
Đức Phật đi chu du khắp vùng đồng quê ngày nay là các nước Bihar và Đông Uttar
Pradesh, bao gồm một lượng lớn các bài thuyết pháp của Đức Phật, gọi là suttras, như
được lưu lại trong Tam Tạng (Suttra Pitaka) của thánh điển. Những bài giảng này
không được sắp xếp theo thứ tự thời gian của cuộc đời Ngài, nên người đọc phải sử
dụng những bản văn khác nhau để có một hình ảnh chung về cuộc đời giảng thuyết
của Đức Phật.
Hình như việc biên soạn một tiểu sử đúng nghĩa không phải mối quan tâm chủ yếu
của thế hệ các môn đệ đầu tiên; hơn nữa khi được biên soạn, nó thường theo khuynh
hướng khai triển một câu chuyện cơ bản, là một đặc điểm dễ nhận ra ngay cả ở những
sách "tiểu sử" được biên soạn sớm nhất. Một khía cạnh quan trọng trong việc biên
soạn này là việc kể lại rất nhiều những cuộc đời của Đức Phật khi chưa giác ngộ, được
gọi là Bồ Tát, là thời kỳ Ngài làm vô vàn những hành động cao quý để chuẩn bị cho
cuộc đời khi Ngài đã giác ngộ. Trong số những tiểu sử này, có thể kể đến Phật Bản
Hạnh Trường Kinh (Mahvastu) của Trường Phái Mahasanghika (thế kỷ II trước CN.),
Kinh Phật sở hành tán (Buddacarita) của thi sĩ Asvaghoṣa (thế kỷ I CN.), cuốn thần
thông du hí Kinh (Lalitavistara) của Trường Sarvstivdin (thế kỷ I trước CN.),
cuốn Nidnakath, chú giải Theravdin về Jtaka (thế kỷ IV CN.), và
cuốn Abhiniṣkramaṇa Sūtra, có lẽ thuộc về bộ Dharmaguptaka.
Tuy nhiên, trong tất cả các nguồn tài liệu này, ta luôn luôn tìm thấy một hạt nhân
chung cho mọi nguồn tài liệu, và chúng ta có thể tin rằng nó phản ánh những biến cố
thực sự của cuộc đời Đức Phật, ít ra theo như cảm nghiệm của các đệ tử của Ngài.
Tiểu sử "hạt nhân" này giữ vai trò mẫu mực cho các Phật tử qua nhiều thế kỷ, và
chúng tôi có thể cống hiến một tóm lược các chi tiết ở đây.
Thích Ca Cồ Đàm xuất thân trong một gia đình quý tộc. Cha Ngài, ông Suddhodana,
là một người giàu có và quyền thế, và mẹ Ngài, bà Mayadevi, là một phụ nữ phong
lưu và tinh tế. Khi Ngài sinh ra, một nhà tiên tri tên Asita đã tiên báo cậu bé sẽ có