ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 17

mệnh nắm giữ một vương quốc chính trị hay một vương quốc tinh thần, và hẳn nhiên
cha mẹ cậu cảm thấy lời tiên tri này thích hợp cho con của họ. Có lẽ vì vậy họ đã chọn
cho con một tên gọi đúng với ý nghĩa này, là Sarvrthasiddha, "người thành đạt mọi
mục tiêu", hay Siddhrtha,"người thành đạt mục tiêu của mình". Mẹ cậu chết không
bao lâu sau khi sinh ra cậu, và cậu sớm được nuôi dưỡng và trông nom bởi bà cô tên
là Mahprajpati. Tuy quan tâm chủ yếu là việc huấn luyện thích hợp cho một thiếu niên
ở địa vị của mình, tuổi trẻ của cậu tràn đầy sự xa hoa, vì cha cậu muốn đứa con trai
yêu quý của mình phải được gắn liền với những lợi thế từ của cải và quyền lực, nghĩa
là ông muốn chọn cho cậu đời sống của một vương quốc chính trị. Khi cậu 16 tuổi,
cha cậu đã cưới cho cậu một cô vợ trẻ tên là Yaśodhar.

Thế nhưng ông sẽ không thành đạt các dự tính của mình, vì vào khoảng thời gian này,
cậu con trai của ông đã bắt đầu cuộc tìm hiểu môi trường sống vật chất và tinh thần
của mình, và cuộc khám phá này sẽ dẫn đến những hậu quả to lớn khôn lường. Thời
kỳ phát triển này được mô tả một cách biểu tượng bằng câu chuyện về "bốn thị kiến,"
là bốn kinh nghiệm mà chàng trai này đã trải qua khi đi chu du trên cỗ xe của mình ra
ngoài lãnh thổ. Vừa gặp một ông lão bên đường, chàng trai trẻ Thích Ca lần đầu tiên
chứng nghiệm được sự tất yếu của tuổi già, tiếp theo là những lần đối diện với bệnh
tật và cái chết, những "thị kiến" về thân phận con người này đã làm đảo lộn sự tự mãn
vốn có của chàng trong đời sống xa hoa tiện nghi của mình và buộc chàng nhận ra
rằng cuộc sống đau khổ và khốn nạn đó đang chờ đợi chàng và cô vợ trẻ đẹp của
chàng, cũng như nó chắc chắn đang chờ đợi hết thảy chúng sinh. Thị kiến thứ bốn, khi
Ngài gặp một người khất sĩ, gọi là parivrjaka, đã gieo vào tâm trí chàng một hạt giống
để chàng ngẫm nghĩ trong những tháng tiếp theo về thân phận của mình, để rồi hạt
giống ấy lớn lên thành niềm xác tín rằng người ta không tất yếu phải thụ động cam
chịu sự đau khổ và sự huỷ diệt, nhưng có thể tìm kiếm con đường giải thoát, tuy rằng
con đường này cũng đòi hỏi sự từ bỏ triệt để và hành động quyết liệt, thậm chí rất đau
đớn.

Sau cùng, một biến cố có vẻ như đã đẩy Ngài đi tới tột đỉnh của quyết định tìm kiếm
tự do để khám phá ra "Chân đế," và cuộc tìm kiếm này sẽ dẫn đưa Ngài tới vương
quốc tinh thần mà nhà tiên tri Asita đã tiên báo. Đó là khi đứa con trai Yaśodhar sinh
ra. Trong tâm trạng thất vọng, Ngài coi con trai mình sinh ra như là sự xuất hiện một
gông cùm xiềng xích vậy.

Phản ứng của ngài trước biến cố này tỏ ra rất quyết liệt. Chẳng được sự chấp thuận
của cha mẹ, hoặc giả ngay cả các ngài không hề hay biết, Ngài đã bỏ trốn khỏi nhà, để
lại vợ và đứa con nhỏ, cùng với gia đình và địa vị xã hội, mọi thú vui và những đặc
quyền đặc lợi. Ngài xuống tóc đi tu ở tuổi hai mươi chín, mặc bộ áo cà sa rách rưới
của một người khất sĩ, và bắt đầu cuộc truy tìm chân đế và sự giải thoát.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.