Ý tưởng đầu tiên của Ngài là phải tìm một vị thiền sư. Ngài đi xuôi xuống miền Nam,
và khi tới Rajagha, Ngài gặp nhà vua nước Magadha tên là Bimbisāra - một giai thoại
được mô tả rất cảm động trong bản thi ca thời kỳ đầu, đó là bản Pabbajjā
Sutta của Sutta Nipāta
(9)
. Ngài đã gặp vị thiền sư đầu tiên của mình, tên là Ālāra
Kālāma, vị thiền sư này đã dạy Ngài cách hành thiền có thể dẫn tới nhập định, được
gọi bằng thuật ngữ chuyên môn là ākiỵcanyāyatana, nghĩa là "không vô biên xứ". Thế
nhưng, tuy Ngài đã luyện được một mức độ ngang với thầy mình, Thích Ca nhận ra
rằng tình trạng nhập thiền này, nếu không kèm theo tính chất đạo đức và tri
thức
(10)
thì cũng không thể tạo được sự khác biệt triệt để nào cho thân phận con người
của mình: vẫn còn già, vẫn còn bệnh, vẫn còn chết, và vì thế Ngài chưa đạt được sự
tìm kiếm của mình. Tuy thầy Ālāra Kālāma đề nghị Ngài phụ tá thầy trong việc trông
coi các đệ tử, Thích Ca đã từ khước và bỏ đi để tiếp tục cuộc tìm kiếm của mình. Ngài
gặp một vị thầy khác, Udraka Rāmaputra, ông này dạy Ngài đạt tới bậc thiền gọi
là naivasaỵjñānāsaỵjñaàyatana, "phi tưởng, phi phi tưởng xứ" và cuối cùng vị thầy
này cũng đề nghị Thích Ca một mình dạy dỗ các đệ tử của ông. Một lần nữa, đây cũng
không phải mục tiêu tìm kiếm của Ngài, và bây giờ Ngài quyết tâm đi vào phương
pháp khổ luyện với hi vọng phương pháp này có thể tỏ lộ một giải pháp cho cuộc tìm
kiếm của mình. Ngài sống khoảng 5 tới 6 năm ở Uruvilvā, bên bờ sông Nairañjanā,
cùng với năm bạn khổ tu, lúc đầu là những người bạn, sau trở thành đệ tử của Ngài.
Ngài thực hiện những việc hành xác khắc khổ tột độ, nín hơi thở rất lâu, và thời kỳ
sau còn nhịn ăn nhịn uống. Những câu chuyện về giai đoạn tìm kiếm này của Ngài
được kể trong Mahāsaccaka Sutta
(11)
.
Lối sống khổ luyện này suýt làm Ngài mất mạng, nhưng kết quả của nó đã không làm
Thích Ca thỏa mãn. Ngài từ khước lối sống này và coi nó là nguy hiểm và phí thời
giờ. Ngài bắt đầu ăn uống đều đặn trở lại, vì thế các đệ tử của Ngài ruồng bỏ Ngài và
họ bỏ đi nơi khác, tới rừng nai ở Isipatana, gần nơi ngày nay gọi là Benares. Trong
tâm trạng đầy quyết tâm thâm sâu, Ngài ngồi dưới gốc một cây bên bờ sông
Nairañjanā, ở đây Ngài gợi nhớ lại một kinh nghiệm thiền tự nhiên và không gò bó
là dhyāna, một loại thiền trầm tưởng, mà Ngài từng kinh nghiệm thời còn trẻ khi ngồi
dưới gốc cây; Ngài coi đây như dấu chỉ của một phương pháp hài hòa và quân bình
hơn để đi tìm chân lý, và ban đêm, khi suy niệm về điều huyền bí của sanh và tử, cuối
cùng Ngài đã có được thiền quán mới mẻ và sâu xa về bản chất thân phận con người,
và về bản chất thực nơi vạn vật. Đây là cuộc Giác ngộ của Ngài, sự "tỉnh thức" của
Ngài để hiểu biết chân tính sự vật (yathaàbhūta), và vì lí do này Ngài bắt đầu có tên
gọi là Phật, tức là "người đã tỉnh thức". Sự kiện này xảy ra khi Ngài 35 tuổi.
Chúng ta còn phải kể lại phần sau của cuộc đời Ngài, về sự nghiệp kéo dài thêm bốn
mươi năm nữa của cuộc đời Ngài, thời kỳ Ngài giong ruổi khắp các xứ ở miền Bắc Ấn
Độ, cho tới các thành phố và các quận ở lưu vực Trung bộ sông Hằng. Ngay sau khi
được Giác ngộ, Ngài ở lại một ít tuần ở gần khu vực cây Bồ Đề (sau này được gọi là