LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
Đ
ức Phật được giác ngộ năm Ngài 35 tuổi. Ngài dành phần còn lại của đời mình
chuyên lo truyền đạt lại kinh nghiệm này cho những người khác, và Ngài khuyến
khích các môn đệ cũng làm như Ngài. Đức Phật đã ngộ được chân lý thâm sâu về bản
chất thân phận con người để dẫn tới sự giải thoát. Giác ngộ chân lý này có nghĩa là
chính bản tính của Thích Ca Cồ Đàm đã được biến đổi tận căn. Nó đã biến đổi hoàn
toàn đến nỗi Ngài không còn phải chịu lệ thuộc chu kỳ chết và tái sinh liên tục ở trần
gian này nữa, như số phận bình thường của chúng sinh không giác ngộ mà truyền
thống gọi là vòng luân hồi (saỵsāra). Chính sự giác ngộ này, sự giác ngộ có tính biến
đổi tận căn thế giới và con người này, tạo nên nền tảng của trí tuệ, hay prajñ, trong
truyền thống Phật giáo.
Các Bậc Hiểu Biết
Chúng ta có thể nói gì về sự Giác ngộ của Phật? Có gì để nói về nó không? Theo một
quan điểm nào đó thì câu trả lời phải là "Không!" Thế nhưng những bằng chứng về
đời sống của bản thân Đức Phật cho thấy hiển nhiên cũng đáng để thử nói về nó.
Người ta có thể trả lời "không" nếu người ta suy tư về bản chất sự giác ngộ mà Đức
Phật đã đạt được vào đêm lịch sử ấy, vì từ trước đến giờ ai ai cũng hiểu rằng sự giác
ngộ ấy là cái gì siêu vượt lí trí, siêu vượt trí hiểu, và đó chính là lý do nó có một tác
động biến đổi to lớn đến thế, cả đối với Phật cũng như đối với những môn đệ nào của
Ngài đã từng đạt đến cùng sự giác ngộ ấy. Vì thế, vượt quá trí hiểu và những phương
tiện truyền đạt của trí hiểu tức là lời nói, bản chất sự giác ngộ của Đức Phật là cái gì
không thể diễn tả được. Vẫn có nhiều bài tường thuật hay tóm lược để mô tả bản chất
sự giác ngộ của Phật, nhưng rốt cuộc chúng cũng không diễn tả nổi chính kinh nghiệm
ấy - nếu không người ta đã có thể trở thành Phật mà chỉ cần đọc một cuốn sách, hay
nghe một bài chú giải Phật Pháp.
Cách phân biệt giữa các mức độ hiểu biết, mức độ trí tuệ này, được nhìn nhận đầy đủ
nơi truyền thống Phật giáo, và được triển khai như một cuộc tiến lên dần thông qua ba
bậc trí tuệ, hay prajñ. Trước hết có bậcśrutamayỵ prajñ, là sự hiểu biết bằng việc lắng
nghe, sruta. Đây là loại hiểu biết ta có được sau khi nghe giảng giải bằng lời, hay đọc
trong sách. Đây là loại hiểu biết hời hợt nhất mà chúng ta có thể có. Đây là giai đoạn
hiểu biết mà chúng ta chấp nhận sự vật dựa trên sự tin tưởng vào lời nói của một
người khác.
Mức độ hiểu biết thứ hai (cintamayỵ prajñ) là trí tuệ hay, hiểu biết nhờ suy
tư (cint), sự sáng suốt mà người ta tạo cho bản thân mình thông qua việc suy niệm liên
tục về một đề tài đặc biệt nào. Cần nhớ rằng ba bậc tri thức tạo thành một thang hiểu
biết lên dần, có nghĩa là truyền thống Phật giáo coi sự hiểu biết bằng suy tư thì cao