ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 21

hơn sự hiểu biết nhờ nghe một người khác hay đọc một cuốn sách (điều này gợi ý
rằng "đức tin" hiểu theo nghĩa tin tưởng chấp nhận thụ động một chân lý là điều xa lạ
đối với quan điểm Phật giáo, và khi chúng ta gặp từ "đức tin" trong một văn mạch
Phật giáo, chúng ta phải hiểu nó theo một nghĩa khác với nghĩa chúng ta thường hiểu
trong bối cảnh thần học).

Mức độ hiểu biết thứ ba (bhvanmayī prajñ) là trí tuệ hay sự hiểu biết được phát huy
nhờ tham thiền (bhvan), dịch sát chữ là "làm cho trở thành". Mức hiểu biết này là sự
đồng hóa hoàn toàn một tập hợp các ý tưởng để nó thấm sâu vào một con người. Đây
là loại hiểu biết sâu nhất mà ta có thể có - một sự hiểu biết không chỉ về một sự vật ta
được nghe, cũng không phải chỉ là một tư tưởng có trong đầu óc ta, mà là đưa sự vật
hoàn toàn vào trong cái tâm của ta, khiến cho mỗi suy nghĩ, hành động, hay tri giác
đều luôn luôn được thấm nhuần sự hiểu biết mới của mình. Hơn nữa, bậc hiểu biết cao
nhất này chỉ có thể đạt được nhờ tích cực tu luyện hành thiền mà thôi.

Tuệ Giác Của Đức Phật

Tuệ giác mà Đức Phật đạt được trong đêm Ngài Giác ngộ đã được thuật lại trong
nhiều kinh, và mỗi nơi nó lại được mô tả theo một kiểu khác nhau. Tại một số nơi, nó
được mô tả như một bậc đã tới ba bậc thần thông (abhijñ) là thiên nhãn, sự nhớ lại các
tiền kiếp và sự huỷ diệt những thành kiến. Ở nơi khác, nó được mô tả như sự hiểu biết
của Phật về pratỵtya-samutpda (duyên sinh, hay tính lệ thuộc phổ quát của vạn vật). Ở
nơi khác nữa, nó được mô tả như là skandha (những yếu tố cơ bản tạo thành hiện hữu
có điều kiện). Trong khi đó, kinh Āriyapariyesana Sutta

(16)

lại có một kiểu mô tả độc

đáo của mình. Tất cả những điều này xác nhận có khó khăn nội tại trong việc sử dụng
những từ ngữ để tả lại kinh nghiệm giác ngộ của Đức Phật. Vì vậy, có lẽ tốt hơn hết
chúng ta nên nhìn vào những lời giảng mà truyền thống cho là của Đức Phật giảng
cho năm môn đệ tu khổ hạnh tại Vrṇasỵ. Những lời giảng này được giữ lại trong hai
kinh gọi là kinh Dhammacakkappavattana Sutta

(17)

và kinh Anattalakkhaṇa

Sutta

(18)

. Tôi sẽ trình bày chung hai kinh này như một toàn thể duy nhất.

A - Thế Giới Ba Đặc Tướng (Lakxaịa)

Chúng ta có thể bắt đầu bằng một câu tóm gọn kinh nghiệm giác ngộ của Đức Phật
"nhìn thấy bản chất thật của sự vật". Đó cũng là ý nghĩa của câu yath-bhūta-jñna-
darśaṇa,
"biết và thấy được sự vật nơi bản chất thật sự của chúng", là câu thường gặp
thấy trong nhiều kinh (sūtras).

Câu này có nghĩa là bản chất kinh nghiệm giác ngộ của Đức Phật hệ tại chỗ Ngài thấy
rõ thế giới và thân phận con người trong bản chất của nó, và đồng thời ngầm hiểu rằng
người không giác ngộ thì không thể thấy được như thế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.