một sự đau khổ nào đó khi kinh nghiệm sảng khóai đó chấm dứt ở đây. Cuối cùng
chúng ta có thể bắt đầu nhìn thấy mối tương quan giữa lakṣaṇa này và lakṣaṇa trước,
vì tâm lý mọi người luôn luôn mong muốn các kinh nghiệm vui sướng kéo dài mãi, và
chúng ta luôn cảm thấy thất vọng nếu một niềm vui sướng, dù nhỏ bé đến đâu, bị lấy
mất khỏi chúng ta. Vấn đề của loài người, theo Đức Phật, chính là những lạc thú này
luôn luôn bị lấy đi, vì theo đặc tính thứ nhất đã nói trên, mọi vật đều là vô thường,
mau qua chóng hết. Vì mọi điều này sẽ qua đi, chúng là đau khổ (duhkha).
Điều này làm cho Phật giáo trở thành một tôn giáo bi quan chăng? Dưới cái nhìn lịch
sử, lời cáo buộc này mang tính chất mỉa mai, thay vì nhìn vào Đức Phật, chúng ta phải
tìm đến những hệ thống của những người theo phái tất định gọi là Ājỵvakas, và thậm
chí của giáo lý chính thống Bà La Môn để gặp thấy quan điểm thực sự bi quan về thân
phận con người. Vì chính ở đó chúng ta gặp thấy sự chấp nhận hoàn toàn số phận của
mỗi người trong cuộc đời, một thứ thuyết định mệnh đạt tột đỉnh trong lời dạy của
kinh Bhagavad Gỵt, trong đó chúng ta được dạy rằng mỗi người phải thi hành bổn
phận của mình trong cuộc đời mà không cần nghĩ gì đến những hậu quả của các hành
động đó. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào bài giảng đầu tiên của Phật, trong đó chứa
đựng đầy đủ giáo huấn của Ngài về đề tài khổ (duhkha), chúng ta có thể thấy Ngài
trình bày cả Bốn Chân Lý chứ không chỉ có một. Trong khi Ngài xác định vấn đề đau
khổ trong chân lý thứ nhất, và nguyên nhân gây ra đau khổ trong chân lý thứ hai (là sự
ham muốn và giận ghét gây ra do ảo tưởng tâm linh sâu xa của chúng ta), thì chân lý
thứ ba lại khẳng định vững vàng rằng chúng ta có thể vượt qua sự đau khổ vốn là đặc
tính của sự hiện hữu giới hạn của chúng ta. Hơn nữa, chân lý thứ tư bắt đầu mô tả
những phương thế nhờ đó mỗi người chúng ta có thể thực hiện được sự biến đổi.
Phương thế này chính là Bát Chánh Đạo (ryṣṭṅgikamrga), con đường thực hành để
dẫn chúng ta đi từ thế giới của đau khổ sang thế giới của kinh nghiệm tự do và hạnh
phúc.
3) Vô ngã (Antman) và Duyên sinh (Pratỵya-Samutpda)
Để hiểu đặc tính thứ ba là Vô ngã (Antman), chúng ta phải nhớ rằng tôn giáo Bà La
Môn ở thế kỷ V trước CN. tin rằng mỗi chúng sinh đều có một tman, bản ngã, thanh
tịnh, tế nhị, vĩnh cửu, và truyền từ kiếp này sang kiếp khác. Rõ ràng là, theo đặc tính
thứ nhất của ba đặc tính lakṣaṇas, lý thuyết này bị đưa ra tranh cãi. Thực vậy, chỉ cần
lý luận chặt chẽ là có thể rút ra đặc tính thứ ba, vô ngã (antman), từ đặc tính thứ nhất,
vô thường (anitya). Thực vậy, cũng như mọi khía cạnh của thế giới bên ngoài đều
được coi là vô thường, thay đổi không ngừng, thì cá nhân mỗi người cũng không thể
được coi là có một linh hồn hay bản thể thường hằng bất biến nhập thể tạm thời ở trên
trái đất này, nhưng phải được coi là một dòng lưu chuyển liên tục của những trạng
thái và sự kiện tâm linh phát sinh từ những điều kiện và đến lượt chúng lại làm phát
sinh những trạng thái tâm linh khác.