Nhưng không được hiểu lakṣaṇas này một cách máy móc theo nghĩa chữ. Theo một
nghĩa khác, nó là một lời cảnh cáo chống lại tri giác sai lạc về thế giới nảy sinh từ thói
quen của trí khôn chúng ta thích đặt tên cho sự vật, xếp loại các sự vật theo các phạm
trù, khái niệm tuỳ tiện mà không tương ứng thực sự với kinh nghiệm. Chúng ta có thể
minh hoạ điều này bằng ví dụ của một chiếc lá cây, vào mùa thu đổi màu xanh sang
màu vàng. Tự nhiên chúng ta cho rằng có một vật được gọi là lá cây, và chiếc lá cây
này chịu sự biến đổi về thuộc tính của nó là màu sắc. Nhưng người Phật giáo nói rằng
thực sự không phải vậy. Chiếc lá không phải một sự vật, nó không có bản thể
hay tman hiện hữu biệt lập với tập hợp các thuộc tính của nó. Chúng ta có thể hình
dung ra một chiếc lá không có màu sắc gì không? Chính sự tồn tại của chiếc lá như là
một thực thể đòi hỏi nó phải gắn liền với màu sắc và những thuộc tính khác của nó.
Điều mà truyền thống Phật giáo nói chính là chiếc lá, trong thực tế, là toàn thể các yếu
tố và các phần khác nhau của nó. Trong ví dụ của chúng ta, chiếc lá vàng xuất hiện
dựa trên chiếc lá xanh trước đó, không hoàn toàn khác mà cũng không hoàn toàn là
một với chiếc lá xanh ấy. Như vậy, trong khi lakṣaṇas thứ nhất nói rằng mọi sự thay
đổi, thì lakṣaṇas thứ ba cho thấy rõ rằng trong thực tế không có thế giới của những sự
vật cố định nào có thể thay đổi. Trừu tượng hóa thành những thực thể cố định từ dòng
chảy liên tục của những biến cố thay đổi xung quanh chúng ta, rồi nói rằng có sự thay
đổi xảy ra cho những thực thể cố định này, là do một ảo tưởng.
Ví dụ này cũng làm sáng tỏ ý nghĩa của một giáo lý khác của Phật trong bài giảng đầu
tiên, đó là Trung Đạo. Trung Đạo có hai ý nghĩa, vì Phật đề cập tới một con đường ở
giữa sự nuông chiều nhục dục và sự khổ hạnh tự diệt (cả hai con đường đều đã được
Ngài suy nghĩ trong chính đời sống của Ngài trước khi Giác ngộ), và một con đường
giữa hai thái cực siêu hình là chủ nghĩa vĩnh cửu và chủ nghĩa hư vô. Ngài dạy rằng
sự vật không hiện hữu thường hằng, cũng không tuyệt đối không hiện hữu. Cũng
giống như chiếc lá, khi chiếc lá vàng xuất hiện từ chiếc lá xanh, không hoàn toàn khác
với nguyên nhân của nó, cũng không hoàn toàn là một, thì mọi sự vật hữu hạn khác
cũng xuất hiện từ những nhân tố khác, không hoàn toàn khác mà cũng không hoàn
toàn giống. Lãnh vực áp dụng quan trọng nhất cho nguyên tắc này là lãnh vực đạo đức
hay luân lý, vì chính trong lãnh vực này Phật chứng minh rằng mọi hành vi cố
ý, karman, nghiệp, đều mang theo những hậu quả
(20)
. Nguyên tắc lớn này Phật gọi
là pratỵtya-samutpda, nguyên tắc duyên sinh. Để cắt nghĩa tác động của nguyên tắc
này trên bình diện đạo đức, trong thời kỳ giảng dạy sau này, Đức Phật phân tích thân
phận con người, cho thấy những giai đoạn khác nhau mà những hành động quá khứ
chi phối các trạng thái tâm linh trong tương lai. Qua phân tích này, người ta có thể cắt
đứt được những hành động tiêu cực của tập quán, và biến đổi đời sống mình cho phù
hợp với tâm linh đã được giác ngộ của Phật.
(21)
Chúng ta cũng có thể thấy rằng Tứ
Diệu Đế chỉ là sự áp dụng thực hành của nguyên tắc này, cho thấy rõ những điều kiện
làm phát sinh và chấm dứt khổ đau (duhkha).