ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 26

"Cái này là của tôi. Tôi là cái này. Cái này là tôi chăng?".
"Bạch Thế Tôn, Điều đó không thể được"

(24)

.

-----*-----

4

ĐƯỜNG GIÁC NGỘ

P

hải chăng Đức Phật chỉ cống hiến một kinh nghiệm giác ngộ về thân phận của

chúng ta, hay Ngài còn dạy các môn đệ một phương pháp để thực hiện sự biến đổi?
Câu trả lời tất nhiên là Ngài đã dạy ta con đường dẫn tới giải thoát, và các kinh sách
đã ghi lại nhiều bài tường thuật về những việc thực hành giúp người ta đạt tới Giác
ngộ. Nổi tiếng nhất trong số này là Bát Chánh Đạo, ryṣṭṅgikamrga, chủ đề của Chân
lý thứ tư của Phật. Cốt tuỷ của Bát Chánh Đạo gồm tám ngành (aṅgas), hay "nhân tố"
mà đạt được sự hoàn thiện của các nhân tố này sẽ dẫn tới giải thoát, hay Giác ngộ; hai
nhân tố đầu là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy - khía cạnh tri thức và hiểu biết của trí
tuệ, tương ứng với việc làm cho mỗi cá nhân hiểu biết sâu xa và đồng hóa vào bản
thân mình kinh nghiệm giác ngộ của Đức Phật, như đã mô tả ở chương trước. Chánh
Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, là ba nhân tố có tính luân lý, và có mục đích
hướng dẫn người thực hành biết cư xử đúng đắn nơi thân và khẩu như hai nhân tố đầu
giúp cho việc cư xử theo trí tuệ. Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định liên quan
tới việc phát huy tâm bằng thiền định. Như vậy chúng ta thấy Bát Chính Đạo gồm ba
lãnh vực: śỵla (Giới, luân lý), samdhi (Định, suy niệm), và prajñ (Huệ, trí tuệ), tức là
một con đường duy nhất nhưng bao gồm ba khía cạnh. Chúng ta đã đề cập tới hai
nhân tố Chánh Kiến và Chánh Tư Duy ở chương trước khi nói về trí tuệ. Ở đây chúng
ta sẽ đề cập tổng quát đến các nhân tố còn lại thuộc nhóm śỵla (giới),
samdhi, (định).

Giới (Śīla)

Những nguyên tắc luân lý do Đức Phật chủ trương không phải là những lệnh truyền
của một vị thần phi lý, cũng không phải những quy luật của một giáo phái, mà là
những "nguyên tắc huấn luyện" hay giới luật, śikṣāpada, gồm những bản liệt kê dài
ngắn khác nhau, có khi là 5, có khi là 8, có khi là 10 giới luật. Hình thức đầy đủ nhất
của mười giới luật daśakuśalakarmapatha, con đường của mười hành vi chân chính,
là những hành vi sau đây: tránh sát sanh và thực hành từ tâm; tránh trộm cắp và thực
hành quảng đại; tránh dâm ô và thực hành sự tự chế; tránh nói dối, lăng mạ và rủa sả,
cũng như những lời nói vô ích phù phiếm, và thực hành lời nói chân thật, tử tế và nhã
nhặn, ích lợi và hòa hợp; tránh tham làm và thực hành tâm hồn thanh thản; bỏ sự độc
ác và thực hành lòng cảm thông; và cuối cùng, bỏ những quan niệm sai lạc và thực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.