với vipaśyan, hay thiền minh sát, thường gồm việc thực hành định tâm, đóng dấu sự
biến đổi nhận thức nhờ đó người thực hành có thể thấy được "sự vật đúng theo bản
chất của nó"
(27)
.
Các Nhân Tố Giác Ngộ (Bodhyaṅgas)
Khác với Bát Chánh Đạo, chúng ta cũng cần nghiên cứu vắn tắt một hình thức của
Đạo biểu hiện tính chất tích luỹ của nó. Bodhyaṅgas, các 'nhân tố của bodhi (Giác
ngộ)', là một chuỗi gồm bảy giai đoạn hay nhân tố, mỗi nhân tố mới xuất hiện tuỳ
thuộc vào sự thể hiện hoàn toàn của nhân tố đi trước nó.
a) Nhân tố đầu tiên là niệm giác chi (smqti), thường được hiểu là ý thức về thân xác,
cảm giác, trí khôn, và các ý tưởng của nó, và sau cùng là về các dharmas - được hiểu
như là những đối tượng của trí khôn, hay như là Dharma (Pháp) và Thực tại mà nó
biểu trưng.
b) Từ niệm giác chi chung chung, người ta đi tới niệm giác chi riêng về những trạng
thái tâm linh của mình, nhờ trạch pháp giác chi (dharmavicaya) và sự xác định ra
những trạng thái tâm linh đó là những điều tích cực và giúp cho người ta đạt tới đời
sống thiêng liêng.
c) Nhân tố thứ ba là tinh tấn giác chi (vỵrya), được hiểu theo nghĩa là sự cố gắng cần
thiết để vun trồng những tâm thức tích cực được xác định trong giai đoạn thứ nhất, và
cũng được hiểu như là năng lực được phóng thích bởi tâm thức sáng suốt ngày càng
gia tăng mà người thực hành đã đi vào.
d) Sự phóng thích và áp dụng tinh tấn tạo nên hỷ giác chi (prỵti), một sự khóai cảm và
hỷ lạc lan toả khắp thân tâm sinh lý của con người.
e) Trong khi vẫn tồn tại những yếu tố thô thiển của hỷ lạc giác chi (prỵti) người ta lại
cảm nhận được praśrabdhi, một trạng thái sung sướng thiêng liêng làm cho ý thức của
người ta về ngoại giới giảm xuống mức tối thiểu và người ta bị cuốn hút vào niềm
hạnh phúc vô bờ.
f) Khuynh hướng đi vào trạng thái hỷ giác chi ở giai đoạn trên thúc đẩy người ta một
cách tự nhiên đi vào những trạng thái siêu thức được mô tả bằng thuật
ngữ samdhi, định. Những thiền dhynas này diễn tả những trạng thái kết hợp toàn diện,
hòa hợp nhịp nhàng và không gò bó của tâm.
g) Đạo đạt tột đỉnh với trạng thái gọi là upekṣ, xả giác chi là trạng thái quân bình năng
lực. Người ta trở nên thăng bằng, không bị giằng co giữa những thái cực tâm lý hay
thiêng liêng. Đây là trạng thái thanh thản và tuệ giác, đồng nghĩa với Giác ngộ.