TĂNG GIÀ ĐẦU TIÊN
Với những ai quy y Đấng Giác Ngộ, Giáo pháp và Tăng Già; những ai thấu
hiểu Tứ Diệu Đế, đây là đau khổ, nguồn gốc đau khổ, vượt qua đau khổ, và Bát
Chánh Đạo dẫn tới diệt khổ, thì đây là sự quy y an toàn, là sự quy y tuyệt vời
nhất. Tìm đến sự quy y này, người ta được giải thoát khỏi đau khổ
(28)
.
N
hững ai có ước vọng đều trở thành môn đệ của Đức Phật khi tìm đến quy y với
Ngài. Thường những người này tự nguyện nói lên ước vọng của mình để đáp lại lời
dạy của Đức Phật hay chính bản thân của Ngài. Hành động quy y nói lên một quyết
tâm trọn vẹn và một sự tái định hướng triệt để của con người do lòng mộ mến đời
sống gương mẫu của Đức Phật, và của Giáo pháp mà Ngài giảng dạy. Bằng chứng cho
thấy điều này lúc đầu được thực hiện bởi một công thức gồm hai phần nói về Đức
Phật và Giáo pháp của Ngài
(29)
, nhưng không lâu sau nó đã được thay thế bằng một
công thức quen thuộc gồm ba phần, khi Tăng Già ngày càng lớn mạnh
(30)
. Sáu mươi
môn đệ đầu tiên của Đức Phật đều đã có quan hệ trực tiếp và gần gũi với Ngài, nhưng
sau khi họ phân tán đi khắp nơi, họ đã đưa về nhiều người khác cũng muốn trở thành
môn đệ của Đức Phật, và con số này ngày càng gia tăng. Để tránh những bất tiện của
con số quá đông này, Đức Phật đã lập ra một tiêu chuẩn để các môn đệ tự mình có thể
theo đó mà tiếp nhận những người mới gia nhập Tăng Già. Đó là bằng việc họ chấp
nhận sự hướng dẫn từ ba điều mà ngay từ thời kỳ đầu đã được mệnh danh là Tam
Bảo: Phật, là mẫu mực thiêng liêng, Giáo pháp, là lời giảng của Ngài, và Tăng Già, là
cộng đồng thiêng liêng: theo tiếng Pali là, buddhaỵ saraṇaỵ gacchmi, dhammaỵ
saraṇaỵ gacchmi, sanghaỵ saraṇaỵ gacchmi – 'Con tìm sự nương tựa nơi Phật, con
tìm sự nương tựa nơi Giáo pháp, con tìm sự nương tựa nơi Tăng Già'. Công thức đơn
sơ này được lặp lại ba lần, nhưng được cảm nhận sâu xa trong tâm, chính là tiêu chuẩn
để những người thọ đạo tỏ quyết tâm công khai của mình trong việc thực hành đạo
của Phật. Việc thể hiện quyết tâm này đã và còn đang được diễn tả qua việc tuân giữ
các giới luật.
Chúng ta đã thấy Phật sai 60 môn đệ đầu tiên của Ngài đi rong ruổi khắp các làng mạc
và thành phố như thế nào để truyền giảng Giáo pháp: "Này, các Tỳ khưu hãy ra đi,
hãy rong ruổi khắp nơi vì lợi ích của chúng sinh, vì hạnh phúc của chúng sinh, vì sự
cảm thương đối với thế giới, vì điều thiện, lợi ích, và hạnh phúc của các chư thiên và
loài người
(31)
". Từ chỗ này chúng ta hiểu được rằng Tăng Già, cộng đồng thiêng liêng
môn đệ của Phật, tự nguồn gốc là một tổ chức khoáng đạt những con người khất sĩ vô
gia cư, parivrjakas, những con người không có nơi ở cố định nhưng vào mùa nắng
thường ngủ ngoài trời và đi khất thực. Chính vì vậy họ được gọi là bhikkhus, Tỳ khưu,
vì họ muốn chia sẻ thức ăn với cộng đồng.