ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 32

Ngài tuân giữ các luậtprtimokṣa, mà vì Ngài đã thực hành sỵla (giới), samdhi (định),
prajñ (huệ)

(41)

.

Chắc hẳn ở thời kỳ đầu, Tăng Già được thiết lập mạnh nhất ở các xứ mà chính Đức
Phật đã đi qua và hoằng pháp, đó là Magadha và Kośala, tuy cũng có khá đông môn
đệ đến từ những vùng phía Đông là Videhas, Koliyas, và Licchavis. Trong khi có vẻ
như Tăng Già tạo được ít ảnh hưởng hơn ở các vùng phía Bắc và Tây, các tài liệu lịch
sử lâu đời nhất đều cho thấy những bằng chứng về những tiếp xúc từ xa và lẻ tẻ tại
các vùng này. Kinh Sutta Nipta ghi lại mối quan tâm của một vị thầy đối với Đức
Phật. Vị này sống ở vùng Mūlaka, nay là Maharashtra, ông đã sai 16 đệ tử của mình
tới thỉnh vấn Đức Phật9

(42)

. Một tài liệu khác ghi lại rằng một số những đệ tử này,

trong số đó có một người tên là Piṅgiya, đã được Đức Phật cảm hóa, trở về vùng
Auraṅgabad và lập ở đó một trong những cộng đồng Phật giáo đầu tiên.
Kinh Theragth ghi lại sự kiện ba theras, 'trưởng lão', từ vùng Maharashtra tới: ông
Puñña đến từ Sopara và sau khi được Đức Phật cảm hóa tại Śrāvastī, ông đã trở về quê
mình và thiết lập một cộng đồng tại đây. Ông đã giúp cải hóa một người tên là
Isidinna ở miền Nam Konkan, rồi còn có một người thứ ba tên là Vaḍḍha, cũng được
Đức Phật cảm hóa, và là người ở vùng Broach. Có vẻ như cả ba người này đều là
những thương gia, điều này chứng tỏ giới thương gia thời đó đã hỗ trợ công việc
hoằng pháp của Đức Phật rất nhiều. Hình ảnh này về những cuộc tiếp xúc lẻ tẻ ở miền
Đông Ấn Độ, bên ngoài "quê hương" của Phật giáo, chắc chắn cũng là sự thật ở
những vùng xa xôi khác.

Sinh thời, Đức Phật đã huấn luyện được hàng loạt những môn đệ lỗi lạc và tính cách
của họ được kể lại trong các sách kinh. Đó là Kauṇḍinya, người đầu tiên trong năm tỳ
khưu khổ hạnh được Giác ngộ; Śriputra, chuyên gia về Giáo pháp, và bạn của
Ngài, Maudgalyāyāna, người có nhiều phép thần thông; Ānanda, em họ của Đức Phật
trong gần 30 năm, và là nhân chứng cho phần lớn lời giảng dạy của Đức Phật trong
thời gian đó; Upli, chuyên gia về những vấn đề liên quan tới "quy luật" của Tăng Già,
và Aṅguliml, người thực hiện việc canh tân các kinh điển tantra

(43)

. Cũng có các Tỳ

khưu nữ, bắt đầu là bà Mahprajpatỵ, người dì và mẹ nuôi của Đức Phật, chính bà đã
phải nài xin với Đức Phật và phải nhờ Ngài Ānanda nói hộ để được phép gia nhập
cộng đồng những người khất sĩ

(44)

. Các thành viên trong gia đình của Đức Phật cũng

theo Ngài gia nhập cộng đồng Tăng Già, gồm con của Ngài, Rāhula, và cha của Đức
Phật tên là Śuddhodana đều đã trở thành những A La Hán. Nhìn chung, theo các
chứng cứ của các tài liệu cổ xưa, phần lớn Tăng Già đều xuất thân từ giới Bà La Môn
và chiến binh, tuy cũng hiển nhiên là mọi thành phần đều có thể gia nhập giới này, và
chính Đức Phật đã đặc biệt gạt bỏ mọi sự phân biệt giai cấp trên bình diện tinh thần,
và Ngài cho rằng sự cao cả đích thực là do tuệ giác và hành vi đạo đức chứ không
phải do gốc gác lý lịch

(45)

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.