Vào mùa mưa họ thường tụ tập lại một nơi, có thể là dưới những lùm cây của một
cánh đồng do một chủ nhà mộ đạo nào dâng hiến, hay có thể là ở một khu rừng thưa
thời đó còn bao phủ khắp vùng lưu vực sông Hằng. Một số kinh cho chúng ta một
thóang nhìn về nếp sống nhịp nhàng của chư vị, ăn xin, suy niệm, giúp đỡ lẫn nhau,
và dạy dỗ những người mới gia nhập nhóm khi có thời cơ thuận tiện
(32)
.
Những người khất sĩ sơ khởi này thường định kỳ tụ họp lại để nhắc lại những quyết
tâm và lý tưởng của mình và chia sẻ với nhau. Ban đầu, Tỳ khưu trưởng đọc lên
những giới luật rồi từng cá nhân sẽ xưng thú nếu có vi phạm. Về sau, có thể do sự
phạm giới, người ta đọc chung với nhau các giới luật, rồi các Tỳ khưu từng hai người
một xưng thú riêng những vi phạm của mình
(33)
. Những điều họ đọc lên có thể nguyên
thủy chỉ là lời phát biểu những lý tưởng mà họ cùng chia sẻ với nhau. Việc thực hành
này gọi là prtimokṣa, hiểu theo nghĩa là "thanh tẩy"
(34)
hay "ràng buộc"
(35)
, và một số
người cho rằng nó phát xuất từ một vị Phật trước kia, tên là Vipassỵ:
Kiên nhẫn chịu đựng là hình thức khổ hạnh cao nhất. "Niết bàn là đỉnh cao nhất," các
bậc Giác Ngộ đã dạy như thế. Sa Môn thì không lăng nhục người khác, cũng không
làm hại người khác.
Không làm điều ác, nhưng làm điều thiện, thanh tẩy tâm hồn mình: đó là lời dạy của
Chư Phật.
Không nói xấu, không lăng mạ, tự chế theo luật tự chủ về ăn uống, sống ẩn cư, theo
đuổi những tâm thức cao hơn: đó là hạnh của Chư Phật
(36)
.
Vào thời Đức Phật, Tăng Già hợp nhất nhờ sự gắn bó trực tiếp với Ngài. Sau khi Đức
Phật qua đời, việc tụng giới và xưng thú lỗi lầm là yếu tố liên kết cộng đồng, đặc biệt
vì Đức Phật đã xác định rõ ràng rằng sẽ không có cá nhân nào kế vị Ngài để đứng đầu
cộng đồng
(37)
. Sau khi Ngài qua đời, các môn đệ của Ngài sẽ lấy pháp và luật làm kim
chỉ nam cho mình
(38)
. Tuy về mặt tổ chức bề ngoài, Tăng Già bị ràng buộc bởi những
luật pháp của chế độ quân chủ (ví dụ: các nô lệ và các tôi tớ của hoàng cung không
được phép gia nhập Tăng Già), nhưng về tổ chức nội bộ, giới luật của Tăng Già phản
ánh những cơ chế cộng hòa thời xưa của các bộ tộc mà từ đó chính Đức Phật đã xuất
thân
(39)
.
Có lẽ dường như có một sự mềm dẻo nào đó trong bộ luật (Vinaya) thời kỳ đầu, là bộ
luật có xác định phần nào, nhưng chưa phải là một bộ luật đầy đủ ở thời điểm Đức
Phật qua đời. Có lẽ Ngài đã muốn thích nghi các luật hành xử với những hoàn cảnh và
mức độ đạt đạo của từng cá nhân. Có một số ghi nhận chứng tỏ Đức Phật chuộng một
thứ kỷ luật tinh thần hơn là kỷ luật thể chất
(40)
và có một trường hợp Ngài cắt nghĩa
cho một parivrjaka tên là Udyin rằng các môn đệ khác ngưỡng mộ Phật không phải vì