ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 29

Mục Tiêu

Sự nhận thức thấu triệt tính vô thường, đau khổ, và tính vô ngã của hiện hữu thế tục
xảy ra từng bước một, và bao gồm việc phá vỡ một số các chướng ngại (saỵyojana)
gồm mười thứ sau:

(1)

thân kiến (satkya-dqṣṭi);

(2)

hoài nghi (vicikits);

(3)

giới cấm

thủ (śīlavrata-parmarśa);

(4)

tham ái (kma-rga);

(5)

sân hận (vypda);

(6)

tham trong sắc

giới (rūpa-rga);

(7)

tham trong vô sắc giới (arūpa-rga);

(8)

tự phụ (mna);

(9)

bất

an (auddhatya);

(10)

vô minh (avidy). Những giai đoạn phát triển dẫn tới tuệ giác

được đánh dấu bằng sự tận diệt hay làm suy yếu những nhóm chướng ngại khác nhau
nói trên. Những người đạt tới những bậc này được xác định tuỳ theo mức độ giải thoát
họ đạt được và được mô tả là đã bước vào "Đạo siêu thế", lokottaramrga, đối chọi với
"đạo thế tục" mà họ theo đuổi trước khi đạt tới tuệ giác. Bậc thứ nhất được gọi
śrotpaññā, "nhập lưu", của những người đã tận diệt được ba chướng ngại đầu tiên,
và chỉ còn có bảy lần tái sinh vào kiếp người hay giới siêu nhiên trước khi đạt sự giải
thoát hoàn toàn. Bậc Nhất lai (Tư đà hàm, agamin), đã làm suy yếu hai chướng ngại
thứ tư và thứ năm, sẽ chỉ tái sinh một lần và sẽ được Giác ngộ ở lần tái sinh này. Bậc
Bất lai (A na hàm, anagami), đã phá vỡ cả năm chướng ngại đầu tiên, được tái sinh
trong giới siêu nhiên và được Giác ngộ trong giới siêu nhiên. Sau cùng, bậc A La
Hán, arhat, bậc thánh thứ tư, đã phá vỡ được tất cả mười chướng ngại, và nhờ đó đã
đạt được Giác ngộ trong đời sống này. Bốn bậc tuệ giác này nói lên mục đích của việc
thực hành tâm linh cá nhân, và hợp chung lại để xác định những thành phần của cộng
đồng sau này sẽ mang tên là Tăng Già Cao Quý, Ārya-Saṅgha. Tăng Già Cao Quý đã
trở thành Tăng Già Ưu Tú cho những trường phái Phật giáo đầu tiên.

-ooOoo-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.