ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 27

hành trí huệ - cả mười giới luật này hữu ích cho con người trọn vẹn vì nó bao gồm
những hoạt động của thân, khẩu và ý

(25)

.

Năm giới luật thường được biết đến là pañcaśīla, bao gồm bốn giới luật đầu tiên trên
đây, và kết luận bằng sự cố gắng để tránh cho tâm trí khỏi bị đầu độc bằng những tư
tưởng xấu, và luyện tập huệ để thay thế vào chỗ đó. Xét toàn thể, hai bộ giới luật này
đều mô tả hành vi tự nhiên, không gò bó của người Giác ngộ, và nhờ việc thực hành
những giới luật này, người Phật tử làm cho hành vi của mình phù hợp với hành vi của
Đức Phật.

Không nên lầm lẫn thập giới (daśakuśalakarmapatha) này với thập giới của các Sa di
và Tỳ khưu, gồm có ngũ giới pañcaśīla kèm thêm những việc phải kiêng sau đây: ăn
phi thời, nhảy múa, ca hát, âm nhạc, và trình diễn; nước hoa, hương thơm, mỹ phẩm
và đồ trang sức; giường ngủ xa hoa; và nhận vàng và bạc (nghĩa là tiền). Ở Đông Nam
Á, vào những ngày rằm và ngày ba mươi những người thiện nam tín nữ tuân giữ bát
giới (upsakas). Những giới này cũng giống như thập giới của các Tỳ khưu và Sa di,
ngoại trừ hai giới 7 và 8 gộp chung lại với nhau, và bỏ giới luật cuối là cấm nhận vàng
và bạc.

Định (Samādhi)

Thiền định được coi là phương pháp trực tiếp nhất để biến đổi cái tâm từ tình trạng
không giác ngộ sang tình trạng giác ngộ. Có nhiều phương pháp thiền đã được Đức
Phật dạy cho các môn đệ khác nhau của Ngài, và Ngài tuỳ theo tính khí khác nhau của
mỗi người mà chọn lựa phương pháp này hay phương pháp khác. Tuỳ dịp, mỗi
phương pháp thiền được chứng minh là dẫn đến sự Giác ngộ hoàn toàn. Nhưng
phương pháp này gồm việc thực hành sáu niệm (sati), hay chánh niệm (niệm Đức
Phật, Giáo pháp, Tăng Giới, giới Đại Bố Thí và tình trạng hạnh phúc của các thần
linh); hay của thân xác, gồm những giai đoạn thân xác bị phân huỷ; suy niệm về sự
chết; phân tách những yếu tố; suy niệm vào một vật có màu sắc hay một dụng cụ
(kasina); và cả việc quán tưởng về sự ghê tởm của thức ăn. Nhưng có hai phương
pháp cao nhất được Đức Phật khuyên luyện tập: luyện tập hơi thở, và chiêm niệm cái
khôn lường (apramṇa) - phương pháp thứ hai này gồm việc phát triển lòng nhân ái
(maitrỵ), cảm thông (karuṇ), hân hoan (mudit), và thanh thản (upekṣ). Những trạng
thái mà các phương pháp này dẫn đến được mô tả ít là theo hai cách: hoặc là bằng một
chuỗi những tình trạng siêu thức gọi là thiền (dhyna), với trạng thái tập trung cao độ;
hay là bằng sự đi vào trong Phạm trú (brahm vihras), nơi ở của Phạm Thiên (Brahm)
được đồng hóa với sự chiêm niệm khôn lường. Trong khi giáo lý chính thống của Phật
giáo nguyên thủy sau này chỉ gán cho những tình trạng này một vai trò thứ yếu, thì
các kinh lại ghi lại những trường hợp mà Phạm trú brahm vihras được sử dụng để
luyện tập nhằm đạt tới sự giác ngộ giải thoát

(26)

. Những phương pháp thiền dẫn tới

những trạng thái thanh tịch này được gọi là śamath, hay thiền nhập định, khác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.