ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 25

Kết luận

Ba tướng trạng (lakṣaṇas) là những đặc trưng của toàn thể hiện hữu có giới hạn, của
vòng luân hồi. Theo một nghĩa nào đó, có thể coi những đặc tính này như sự phủ nhận
lời giảng dạy của kinh Upaniṣads rằng Thực tại là sacchidnanda, "thường hằng, có ý
thức và hạnh phúc"

(22)

. Đức Phật nhận ra rằng điều mà Upaniṣads mô tả như

sat, thường hằng, thì lại là anitya, vô thường; điều là cit, tâm, thực ra lại
antman, vô ngã; điều được nghĩ là nanda, hạnh phúc, thực ra lại là duhkha, đau
khổ. Có thể nói bản chất kinh nghiệm giác ngộ của Đức Phật, cốt tuỷ trí tuệ của Ngài,
là sự hiểu biết mà Ngài đã đưa vào tận cõi thâm sâu của hữu thể của Ngài, rằng mọi
vật hữu hạn đều thay đổi. Nếu chúng ta lại hỏi tại sao duhkha chứ không
phải anitya là đề tài bài thuyết giáo đầu tiên của Ngài, chúng ta chỉ có thể phỏng đoán
rằng mối quan tâm của Ngài là được nói với dân chúng và với kinh nghiệm của họ về
thế giới. Người ta rất thường hay ví Đức Phật như một vị thầy thuốc, và trong vai trò
này, Ngài muốn đề cập tới những vấn đề trực tiếp của thế giới.

B - Niết Bàn, Cái Vô Bờ (Nirvàịa)

Ở những trang trên đây chúng ta đã bàn đến sự giác ngộ của Phật về bản chất của hiện
hữu có giới hạn, về bản chất của luân hồi (samsra). Có thể nói gì về Niết bàn (nirvṇa),
là trạng thái mà Phật đã đạt tới lúc Ngài được Giác ngộ không? Ở đây câu trả lời cũng
là "không", bởi lẽ trạng thái Niết bàn là trạng thái vô hạn, nó hoàn toàn ở ngoài thế
giới lệ thuộc, thế giới mà chúng ta cảm nghiệm trong trạng thái không được giác ngộ
của chúng ta. Nhưng chúng ta có thể nghĩ ra một sự mô tả tạm thời bằng cách nhìn lại
những tướng trạng (lakṣaṇas). Khi áp dụng những đặc tính vào các sự vật hữu hạn,
chúng ta có thể giả thiết rằng cái vô hạn thì có những đặc tính đối nghịch với những
tướng trạng (lakṣaṇas) của những cái hữu hạn. Như thế, khi
kinh Dhammapada nói "Mọi vật hữu hạn đều là vô thường". Khi ai hiểu và thấy được
điều này, người ấy sẽ không còn quan tâm gì tới cái khổ nữa; đó là "Đạo Thanh tịnh",
có lẽ chúng ta có thể hiểu rằng cái vô hạn là cái gì thường hằng và vững bền; khi kinh
nói rằng "Mọi sự vật hữu hạn đều đau khổ". Khi ai hiểu và thấy được điều này, người
ấy sẽ không còn quan tâm gì tới cái khổ nữa. Đó là Đạo Thanh tịnh, chúng ta có thể
hiểu rằng cái vô hạn là cái thoả mãn, là cái hạnh phúc; nhưng về tướng lakṣaṇas thứ
ba thì kinh nói rằng "Mọi sự vật (bất kỳ là gì) đều không có một bản ngã bất biến".
Khi ai hiểu và thấy được điều này, người ấy sẽ không còn quan tâm gì tới cái khổ nữa.
Đó là "Đạo Thanh tịnh"

(23)

. Ở đây chúng ta phải hiểu rằng ngay cả cái vô hạn cũng

không thể được gọi là bản ngã (tman). Nói theo những đặc tính của loài người, chúng
ta thấy rõ các kinh đều nói rằng Quả Phật là trạng thái trí tuệ sâu thẳm, cảm thông bao
la, và năng lực tràn trề.

Và phải chăng có thể theo cách này mà xét về những gì là hư hoại, đau khổ, và dễ
thay đổi:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.