Đại Hội Thứ Nhất
Người ta cho rằng Đại hội thứ nhất đã diễn ra ngay sau khi Phật nhập Niết bàn, được
thuật lại như sau: Sau khi Phật qua đời, các môn đệ của Ngài dần dần bắt đầu quy tụ
lại, trong số đó có Kśyapa. Các môn đệ đã Giác ngộ thì hiểu rằng mọi sự là vô thường,
trong khi các môn đệ chưa giác ngộ thì than khóc về sự viên tịch của Bhagavan, Đức
Thế Tôn. Thế nhưng, một tỳ khưu tên là Subhadra lại tỏ ra thoải mái vì từ nay anh và
những người khác không còn phải gò bó vì những lời giảng dạy của Phật nữa. Đáp lại
thái độ này, Kśyapa đề nghị mọi người hội lại để đọc những lời giảng và kỷ cương
của Phật, cùng Giáo pháp (Dharma) và Luật (Vinaya) của Ngài. Kāśyapa cũng được
đề cử chọn những người tham dự Đại hội, và Ngài đã lên một danh sách gồm 499 vị A
La Hán. Có người đề nghị cho Ngài Ānanda tham dự, vì tuy Ngài không phải một A
La Hán, nhưng từng là bạn đồng hành lâu năm của Đức Phật, và đề nghị này đã được
chấp nhận. Đại hội được tổ chức vào mùa an cư kiết hạ, và bắt đầu bằng việc Kāśyapa
hỏi hai người tham dự là Upāli và Ānanda, một người về những giới luật, còn người
kia về các bài giảng. Upāli, trước đây là một thợ cạo, nên biết rất rõ các quy luật về
việc thụ giới và giới bổn prātimokṣa, vì ông có nhiệm vụ cạo đầu cho những người
sắp sửa thụ giới. Còn Ānanda, vì có diễm phúc là bạn đồng hành của Phật trong 30
năm, nên tất nhiên có thẩm quyền trong việc xác định lời giảng nào là do chính Đức
Phật đã nói. Một chi tiết thú vị được ghi lại, đó là Purāṇa, thầy dạy khoảng 500 môn
đệ, nhưng lại mãi đến cuối thời gian Đại hội mới đến. Khi ông được yêu cầu tham dự
và ký tên vào kết quả của Đại hội, ông đã từ chối, viện cớ ông có thể nhớ những lời
giảng của Phật khá đủ cho chính mình
(52)
.
Đại hội thứ nhất này quan trọng vì nó cho thấy Tăng Già thời kỳ đầu đang cố gắng tổ
chức cộng đồng của mình, tạo nên diện mạo riêng và tính liên tục của nó, với một tập
hợp xác định các lời giảng dạy và giới điều, Giáo pháp riêng (Dharma) và Luật
riêng (Vinaya); (xem chi tiết ở chương 9). Cách riêng, trường hợp của Subhadra trên
đây gợi ra nhu cầu thống nhất Tăng Già dựa trên một cơ sở khác hơn là uy tín cá nhân
của Đức Phật. Nó cũng gợi ý rằng Rājagqha là một trung tâm quan trọng của Tăng
Già, vì tại đây tập trung một số lớn các môn đệ của Đức Phật và có khá đủ điều kiện
về ăn ở cho một Đại hội đông người như thế. Tuy nhiên, vẫn còn một nghi ngờ lớn,
liệu một Đại hội quy mô lớn như thế đã có thể diễn ra trong thời gian và không gian
như được mô tả hay không; vì Rājagqha cách xa Kuśinagarī khoảng 500 kilômét. Hơn
nữa, ta thấy khá rõ rằng nhiều phần của sưu tập các bài giảng và các quy luật tu viện
(Sūtra và Vinaya Piṭaka) như chúng ta có hiện nay thuộc về một thời đại muộn hơn
thời kỳ đó rất nhiều. Điều chắc chắn hơn là một số đông các môn đệ của Đức Phật đã
quy tụ lại, và đã có một số cố gắng để thu thập lại những lời giảng của Ngài, có lẽ đã
được sắp xếp theo văn phong và nội dung của họ, và họ đã đọc chung với nhau một
hình thức nào đó của giới bổn prātimokṣa, có thể giống như được mô tả ở chương
trước. Sau cùng, sự kiện liên quan tới thầy Purāṇa cho thấy rõ cũng có người đã quyết