ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 36

Lịch sử còn ghi nhận thêm hai Đại hội nữa trong hai thế kỷ tiếp theo, nhưng vì những
Đại hội này rất ít quan trọng đối với lịch sử toàn thể của Tăng Già, nên sẽ được bàn
tới sau này khi nói về các vua Aśoka và Kaniṣka, là những người bảo trợ cho hai Đại
hội đó.

-----*-----

7

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TĂNG GIÀ

(cho tới TK I trước CN)

Tổ Chức Của Tăng Già

C

hương 5 đã mô tả Tăng Già như một tập hợp những người khất sĩ (parivrājakas) đi

lang thang khắp các vùng đồi núi và thành phố ở Magadha, Kośala, và xa hơn nữa,
những người này hằng năm thường quy tụ lại với nhau để tụng kinh và suy niệm vào
mùa mưa, là thời gian không thể đi lại được nhiều. Dần dần, vào những thế kỷ tiếp
theo, hình ảnh này đã bắt đầu thay đổi. Do ảnh hưởng của những cuộc tĩnh tâm
thường kỳ này và của số đất đai và trú xứ mà những thí chủ giàu có dâng cúng, cộng
đồng ngày càng có khuynh hướng định cư hơn. Một giai đoạn trung gian đã đạt tới khi
hầu hết các Tỳ khưu đi lang thang vào mùa xuân và mùa hạ nhưng trở về lại cùng một
nơi ở vào mỗi mùa mưa. Cuối cùng, nhiều người không còn đi lang thang nữa, nhưng
đã định cư ở một nơi ở duy nhất. Hiển nhiên vẫn còn nhiều người tiếp tục thực hành
nếp sống khất sĩ, nhưng hình như vào cuối thế kỷ I sau Đức Phật, nếp sống trung bình
của các Tỳ khưu không phải là du hóa mà là định cư. Từ thời kỳ này, có thể mô tả nếp
sống của Tăng Già là nếp sống 'tu trì'. Cũng từ thời kỳ này mà Bộ giới luật Vinaya,
một tổng hợp các lề luật và quy chế, bắt đầu phát triển. Một lý do nữa để tăng thêm sự
nhấn mạnh vào cộng đồng tu mới này là nó biểu trưng cho cơ chế chính để bảo tồn
bằng việc đọc to tiếng các lời dạy của Phật (sau này trở thành Tạng Piṭaka). Những tín
đồ tại gia không có cơ chế tập thể như thế để bảo tồn Giáo pháp. Trong khi trước đây
các Tỳ khưu khi đi lang thang vùng đồng quê đã đến với những tín đồ này và chia sẻ
Giáo pháp với họ, thì tình hình bây giờ đã thay đổi, và vì thế những tín đồ tại gia, nếu
muốn nghe giảng lời của Phật, thì phải đi đến một tu viện và ở đó một Tỳ khưu sẽ có
thể đọc lời của Phật cho họ.

Tình trạng ổn cư này làm phát sinh những Tăng Già tách biệt theo vị trí địa dư.
Nguyên tắc cốt tủy của sự phát triển này là mọi hành động của Tăng Già theo lý tưởng
là phải được thực hiện trong sự hiệp nhất. Thế nhưng không tránh được những tranh
cãi và bất đồng, và vì số lượng Tỳ khưu tối thiểu cho một Tăng đoàn Tăng Già hợp
pháp là 4 vị, nên hễ có từ 4 Tỳ khưu trở lên cùng đồng ý với nhau về một điểm gây

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.