tranh cãi nào, họ có thể tách ra để lập thành một Tăng Già riêng và trở thành độc lập
về pháp hay luật. Kết quả là họ có thể tổ chức những cuộc hội họp upavasatha riêng.
Một khi xảy ra sự phân tách này, họ không còn cùng cộng tác cho những mục đích thụ
giới, với hậu quả là có sự phát sinh những dòng thụ giới tách biệt. Những Tăng Già
địa phương mới này, gọi là nikāyas, trở thành một đặc tính vô cùng quan trọng của
cộng đồng tu trì, và người ta chú ý rất nhiều về những ranh giới (sỵm) để xác định
từng nikāyas, và để xác định ai sẽ có thể nhìn nhận hay không nhìn nhận việc thụ giới
của một người khác, và ai có thể hay không có thể sử dụng một nơi cư ngụ nhất định
nào. Không hẳn mọi sự tách biệt này đều là kết quả của các trường hợp bất đồng ý
kiến, vì sau một thời gian, sự xa cách về địa dư tất nhiên cũng đã làm cho các cuộc hội
họp không thể hoặc rất khó thực hiện, và đây có thể là yếu tố chính thúc đẩy việc cổ
võ phát triển những nikāyas mới.
Ngoài việc bộ luật Vinaya ngày càng trở nên phức tạp hơn, vì nó phải bao gồm nhiều
chi tiết mới của đời sống tu trì, những thế kỷ đầu tiên này đã chứng kiến việc áp dụng
một thủ tục thụ giới mới, theo đó lối thực hành cũ bằng việc chấp nhận một người qua
việc họ tuyên bố thực hành Tam Bảo được thay thế bằng một nghi thức mới bao gồm
ba lời yêu cầu được chấp nhận vào Giáo hội, kèm theo những câu chất vấn chi tiết để
bảo đảm người xin gia nhập không vướng mắc một trở ngại nào, kể cả bệnh tật hay
nghĩa vụ quân sự
(55)
. Thời kỳ này cũng chứng kiến việc phát triển nghi lễ bố-
tát upavasatha là nghi lễ tụng đọc các giới bổn prātimokṣa
(56)
, sau khi đã đọc lời thú
tội công khai, thay cho việc thực hành có tính cách cá nhân hơn và thực tiễn hơn của
thời Đức Phật
(57)
. Người ta cũng bắt đầu nhấn mạnh nghi lễ kaṭhina, hay nghi lễ dâng
y, vào cuối mùa an cư. Trong nghi lễ này, những tín đồ ngoài đời sẽ dâng cúng cho
các Tỳ khưu quà, đặc biệt là vải vóc để may áo mới. Việc thực hành đạo của người thế
tục ngày càng được hạn chế vào việc thực hành công đức, chủ yếu bằng việc dâng
cúng (dāna) cho các Tỳ khưu.
Trú Xứ Của Tăng Già
Thời kỳ này cũng chứng kiến sự phát triển đáng kể về việc xây dựng trú xứ của các
Tỳ khưu. Nhìn chung có sự gia tăng về kích thước của các āvāsas (khu cư trú do
chính các Tỳ khưu tự làm lấy cho mình, và việc này được quy định ở luật Vinaya īi),
và những (aramas) khu cư trú do các tín đồ Phật tử xây dựng cho Tăng Già, thường ở
gần các thành phố và làng mạc để dễ cho việc khất thực. Bên trong
những āvāsas hay ārāmas có dựng một căn lều gọi là vihāra, tuy sau này vihāra được
dùng để chỉ toàn thể khu cư trú. Một trong số các aramas đầu tiên được xây dựng ở
gần Rājagqha, trong khu rừng xoài Jīvaka, khu vườn đó được Kinh Pali ghi nhận là
được dâng cúng vào thời Đức Phật. Các tra cứu khảo cổ học đã phát hiện những di
tích của các khu sinh hoạt, một hội trường (để giảng dạy và tụng đọc prātimokṣa) và
một lối đi. Không có dấu hiệu nào cho thấy có những điện Phật vào thời kỳ đầu. Các
kiến trúc thời sau, từ khoảng thế kỷ II trước CN., bao gồm các liên thất để đặt