ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 39

bàn, và sự phát triển này chủ yếu vẫn còn ở phạm vi địa phương cho tới giữa thế kỷ
IV trước CN. Sự gia tăng dần dần về quyền lực và ảnh hưởng của các chế độ quân chủ
ở lưu vực sông Hằng đã đạt đến cao điểm ở sự bá chủ hầu như hoàn toàn của vương
quốc Magadha trong vùng. Sau đó, vương quốc này tạo thành một lãnh thổ trung tâm
đặt dưới sự cai trị của một triều đại đế quốc bắt đầu bằng quyền thống trị của
Candragupta Maurya, khoảng 322 trước CN. Vị hoàng đế thứ ba của dòng vua này là
Aśoka (269-232 trước CN.) lúc đầu tỏ ra là một ông vua hiếu chiến và bành trướng,
nhưng đã được cải hóa thành một Phật tử sau khi ông chứng kiến những cảnh kinh
hoàng do chiến dịch chinh phục Kaliṅga của chính ông. Từ đó về sau, ông chỉ chuyên
chăm vào chiến dịch "chinh phục bằng Phật pháp", từ bỏ việc sử dụng mọi vũ lực,
chọn chính sách bao dung tôn giáo hoàn toàn, và bắt đầu tìm cách cải thiện đời sống
của dân ông, lúc bấy giờ trải khắp phần lớn bán lục địa Ấn Độ.

Câu chuyện độc đáo này được kể lại từ những chỉ dụ của vua, được khắc trên những
bia đá và những cột kỷ niệm tại những nơi công cộng trên khắp lãnh thổ của ông, và
chỉ được khám phá và giải mã từ thế kỷ XIX. Địa vị quan trọng của ông vua này đối
với truyền thống Phật giáo được phản ánh trong rất nhiều câu chuyện về ông trong
phần lớn các kinh điển của Phật giáo, mà nổi tiếng nhất là
Aśokāvadāna, vaỵsa, hay Biên niên sử của Sri Lanka. Aśoka có liên quan tới nhiều
cuộc phát triển lịch sử có tầm quan trọng lớn trong lịch sử Phật giáo. Ông đã gửi
những đoàn truyền đạo Phật giáo tới nhiều nước ngoài để chứng tỏ ông đã được Phật
pháp chinh phục. Nổi tiếng nhất là đoàn truyền đạo do Mahinda con ông cầm đầu tới
Sri Lanka, nhưng còn có các đoàn khác được gửi tới miền Bắc Kanara, Karṇaṭaka,
Kashmir, vùng Hi Mã Lạp Sơn, và Miến Điện. Trước đó chỉ có tính chất địa phương,
nay Phật giáo trở thành một tôn giáo quốc tế, và mặc dù một số những phái đoàn này
có vẻ không đạt được điều gì, nhưng chúng đã tạo nên một sự khởi phát cho việc bành
trướng của Phật giáo dẫn đến những kết quả lâu dài và sâu rộng. Một số đoàn truyền
giáo được gửi tới các vuơng quốc Hi Lạp Bactria (di sản của các cuộc chinh phục của
Alexandre trong các năm 327-325 trước CN., nay là một phần của Afghanistan), và
chính từ khung cảnh này đã phát sinh tác phẩm nổi tiếng Milinda Pañha, (Các Câu
Hỏi của Vua Milinda
), ghi lại những cuộc đối thoại giữa một vua Hi Lạp Menander là
người cai trị vào giữa thế kỷ II trước CN., với một vị thầy Phật giáo, Nāgasena (Tỳ
khưu Na Tiên). Việc soạn tác có thể là vào ngưỡng cửa của thiên niên kỷ.

Aśoka cũng được kể là có công xây dựng 84 ngàn tháp và con số này tuy rõ ràng là
cường điệu, nhưng thực tế ông đã tạo đà thúc đẩy lớn trong việc xây dựng những đền
đài tại những nơi liên quan tới những sự kiện lịch sử hay truyền thuyết của đời sống
Đức Phật và của những vị Phật thời trước ông. Sau cùng, ông có vai trò lớn trong Đại
hội Phật giáo lần thứ ba, tổ chức tại Pāṭaliputra, khoảng năm 250 trước CN. Động cơ
trực tiếp của Đại hội này là nguy cơ làm suy yếu Tăng Già tại Pāṭaliputra do việc cho
gia nhập những người ngoại đạo vào Dòng thụ giới. Vì vậy Aśoka đã lãnh trách nhiệm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.