ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 41

Sarvāsitvādin hội họp lại để soạn thảo một kinh điển mới, và hệ thống hóa những học
thuyết của trường phái thành một bộ Luận đồ sộ gọi là Mahāvibhāṣa (Đại Tỳ-bà-
sa
). Người ta nói thi sĩ Aśvaghoṣa đã làm việc tại triều đình của vua Kaniṣka. Ông là
tác giả của Buddhacarita (Phật Sở Hành Tán Ca), một tác phẩm viết về tiểu sử Đức
Phật bằng thơ, cuốn Saundarananda, một thi phẩm mô tả cuộc trở lại của Nanda,
người em cùng cha khác mẹ với Đức Phật, và cũng là tác giả của ít là một vở kịch.
Cũng làm việc tại cung điện của vua còn có thầy Saṅgharakṣa, tác giả của một tác
phẩm tên là Yogācārabhūmi, phản ánh những việc thực hành của các trường phái
thiền phát triển vào thời kỳ này ở Kashmir và Trung Á.

Sau cùng, cũng phải nhắc tới triều đại Śātavāhana, nổi lên như một thế lực lớn ở vùng
Deccan sau khi đế quốc Mauryan sụp đổ. Đất bản gốc của triều đại này hình như nằm
ở Āndhra, giữa hai con sông Krishna và Godavarī ở Nam Ấn Độ, sau đó nó đã bành
trướng rất nhanh về hướng Tây và hướng Bắc, nhưng rồi bị thu nhỏ lại trong một thời
kỳ và cuối cùng đã suy tàn vào giữa thế kỷ III CN.. Triều đại này được ghi nhớ là đã
bảo trợ một cộng đồng Phật giáo rất phồn thịnh mà chúng ta có thể thấy được cao
điểm của nó nhờ những di tích ở Amarāvati và Nāgārjunakoṇḍa. Hsuan-tsang người
Trung Quốc khi đi hành hương tại đây đã đếm được 20 tu viện tại đây, với ba ngàn Tỳ
khưu. Vùng này cũng nổi tiếng vì là quê hương của Nāgārjuna, người đã viết một lá
thư còn được lưu trữ đến nay có tên là Suhqllekhā để cố vấn cho một vị vua
Śātavāhana đương thời. Người ta cũng biết rằng địa danh Āndhra từng có liên hệ quan
trọng với Miến Điện và từng là một nguồn đưa Phật giáo vào Miến Điện.

-----*-----

8

CÁC TRƯỜNG PHÁI PHẬT GIÁO

C

hương trước đã bàn về nguồn gốc của cuộc li khai đầu tiên trong Tăng Già Phật

giáo, giữa hai trường phái Sthaviravādin và Mahāsaṅghika. Đây là cuộc li khai đầu
tiên trong một chuỗi các cuộc li khai khác, từ đó phát sinh những trường phái khác
nhau. Truyền thống Phật giáo ghi nhận có 18 trường phái không thuộc Đại Thừa, tuy
chúng ta biết có đến hơn 30 tên của các trường phái khác nhau, hơn nữa hình ảnh thật
thế nào chúng ta cũng không được biết rõ. Một phần sự mơ hồ này là do chúng ta
không hiểu rõ bản chất của những trường phái khác nhau này. Trong thực tế có ba loại
trường phái Phật giáo khác nhau rõ rệt, được phân biệt dựa vào chức năng riêng của
mỗi trường phái. Một là các nikāyas, nghĩa là các cộng đồng Tăng Già địa phương,
dựa trên những khác biệt về giới luật (Vinaya) như giữa hai trường phái Sthaviravādin
Mahāsaṅghika; hai là các vādas (học thuyết) khác nhau, dựa trên những khác biệt
về giáo lý; và ba là các "trường phái triết học", mặc dù không có truyền thống nào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.