VII. Một ví dụ là những người thuộc phái Sautrāntika (Kinh Lượng Bộ), những người
này vì không có luật riêng của mình nên buộc phải sống chung với các Tỳ khưu của
các trường phái khác. Và quy luật họ tuân giữ sẽ tuỳ theo họ đã được thụ giới
trong Nikāya nào. Vì giáo lý của Sautrāntika phát triển để phản ứng lại
phái Vaibhāṣika Sarvāsitvādin (xem ở dưới), nên có thể chắc là các tỳ
khưu Sautrāntika tuân theo luật của phái Sarvāsitvādin. Như thế họ khác với phái
Mūla-Sarvāsitvādins, những người này có cùng lập trường với phái Sarvāsitvādins,
nhưng có luật riêng và vì thế tạo thành một giới nikayra khác. Điều này có nghĩa là họ
không thể sống chung thành một cộng đoàn duy nhất với những người Sarvasitvādins
mặc dù họ chia sẻ cùng những quan điểm giáo lý với phái này.
Chắc hẳn có nhiều yếu tố đã thúc đẩy việc phát sinh những khác biệt giáo lý này.
Chúng ta đã thấy Đức Phật từ chối không muốn cử người kế vị Ngài để đứng đầu
Tăng Già. Hơn nữa, bản thân Tăng Già có cấu trúc không tập trung. Đức Phật còn rõ
ràng khuyên các môn đệ của Ngài sống cách biệt như những hòn đảo. "Vì vậy, này
Ānanda, dù là bây giờ hay sau khi ta viên tịch, dù các ngươi là ai, các ngươi phải sống
như những hòn đảo đối với chính mình, như những hàng rào với Giáo pháp làm hòn
đảo của ngươi, và Giáo pháp làm hàng rào của các ngươi, đừng quan tâm gì tới những
hòn đảo khác và những hàng rào khác
(66)
". Chúng ta đã thấy ví dụ của Purāṇa ở Đại
hội thứ nhất, và rất có thể Đại hội các môn đệ đã theo giới lệnh này của Phật, tiếp tục
cho phép phát triển các sự khác biệt về giáo lý và kỷ luật. Cũng rất có thể là sau khi
các tỳ khưu đã đến định cư ở một khu nhất định nào đó, thì việc gia tăng khả năng
phát triển các lối cắt nghĩa khác nhau về lời dạy của Phật là điều đương nhiên.
Do sự mở rộng phạm vi địa dư của việc truyền bá lời Phật dạy, những cuộc chú giải
các bài giảng của Phật và Luật Tông bắt đầu ghi lại những bài giảng của Phật bằng
những thổ ngữ và ngôn ngữ địa phương khác nhau. Phần nào tình hình này đã được
chính Đức Phật khuyến khích, vì Ngài đã từ chối không để cho lời dạy của Ngài bị
chuẩn hóa trong một thổ ngữ hay dạng thức nhất định nào
(67)
. Không có một ngôn ngữ
chung để truyền đạt Giáo pháp, việc sử dụng các ngôn ngữ khác nhau có thể đã góp
phần tạo nên những lối hiểu sai, và chắc chắn đã tạo nên những lối cắt nghĩa khác
nhau về các vấn đề giáo lý.
Thiếu một hệ thống, cộng với những trường hợp không rõ ràng, ngay cả trong lời dạy
của chính Đức Phật được truyền đạt cho các cá nhân khác nhau trong suốt 40 năm
giảng dạy, tất yếu đã khuyến khích các Phật tử thời sau phải tìm ra những lối diễn
nghĩa. Ví dụ, trong bất cứ bài giảng nào, người ta đều có thể đặt câu hỏi: phải hiểu lời
Phật theo nghĩa đen hay nghĩa thông tục, nghĩa truyền thống hay cần phải diễn nghĩa
lại?
Sau cùng, cũng có những Tỳ khưu tập hợp quanh một vị thầy thành thạo chuyên môn
về một khía cạnh nào đó của Giáo pháp hay giới luật. Chúng ta được biết một trường