* Trường Phái Mahāsaṅghika
Như ta đã thấy, trường phái Mahāsaṅghika tách biệt với trường phái Sthaviravādin do
một Đại hội được tổ chức khoảng một trăm năm sau ngày Phật niết bàn. Cho đến nay,
do ảnh hưởng của trường phái Theravāda chính thống, các sử gia hiện đại luôn có
khuynh hướng coi Mahāsaṅghika như một nhóm người phóng khoáng và li khai
không muốn chấp nhận lời dạy của Phật một cách triệt để. Kết quả là khi cố gắng tìm
hiểu tính chất của Tăng Già Phật giáo thời kỳ nguyên thủy, người ta đã luôn tập trung
chú ý vào những chứng cớ do trường phái Theravādin cung cấp, coi họ như là phát
ngôn viên của lời giảng dạy nguyên thủy hay tinh truyền của Phật. Tuy nhiên, những
chứng cớ mà Mahāsaṅghika cung cấp lại cho một hình ảnh khác hẳn, gợi ý rằng
Sthaviravāda mới là nhóm li khai muốn thay đổi giới luật nguyên thủy, và có thể trong
tương lai, các sử gia sẽ quyết định rằng việc nghiên cứu trường phái Mahāsaṅghika sẽ
cống hiến một hình ảnh trung thực về Giáo pháp-Giới luật hơn là trường phái
Theravādin.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu như thế sẽ có vấn đề, vì những thông tin chúng ta có về
trường phái Mahāsaṅghika rất hiếm và thiếu sót, vừa vì chính bản thân trường phái
này vừa vì lượng kinh điển lớn của họ đã bị phá hủy bởi cuộc xâm lăng của Hồi giáo
vào thời Trung cổ. Chúng ta biết chắc chắn trường phái này rất mạnh ở Magadha, đặc
biệt ở Pāṭaliputra, và cũng có những chứng cớ bằng chữ khắc về sự hiện diện của nó ở
Mathurā, đề năm 120 trước CN. Trường phái này đã phát triển kinh điển riêng của
mình, và làm phát sinh một số trường phái con. Thời sau, nó đã phát triển một trung
tâm ở miền Nam Ấn Độ, tập trung ở vùng Guntur, quanh khu vực Amarāvatī,
Jaggayapeṭa, và Nāgārjunakoṇḍa, tuy những thành viên của nó thuộc mọi thành phần
ở rải rác trên khắp các trung tâm của Phật giáo.
Bất luận nguyên nhân cuộc li khai này là gì, một sự phát triển học thuyết quan trọng
của Mahāsaṅghika chính là học thuyết lokottaravāda, hay Phật "siêu
phàm"- lokottara hiểu theo nghĩa đen là "siêu việt thế giới"
(68)
. Trước khi đi vào chi
tiết, chúng ta cần làm sáng tỏ một vài điểm về bản tính của Phật. Cần nhấn mạnh rằng
Đức Phật không bao giờ được coi như là một con người thuần tuý. Ví dụ người ta
thường tả Ngài như có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của (mahāpurusa) "siêu nhân"; bản
thân Ngài cũng phủ nhận mình là người hay là thần
(69)
; và trong
kinh Mahāparinibbāna Ngài tuyên bố Ngài có thể sống một thời gian vô tận nếu
người ta yêu cầu như thế
(70)
. Ngoài tính cách con người và vai trò của Ngài như tiêu
điểm của một phong trào tôn giáo mới là Phật giáo, người ta còn thường xuyên nhắc
tới các năng lực siêu phàm của Ngài.
Học thuyết mới lokottaravāda, hay học thuyết về tính siêu phàm của Phật, xuất hiện
trong các tác phẩm của trường phái Mahāsaṅghika, ví
dụ Mahāvastu và Lokānuvartana Sūtra, mặc dù những phát biểu liên quan tới học