thuyết này có thể thấy trong Kinh điển Pāli, ví dụ trong kinh Āriyapariyesana Sutta,
Đức Phật tự mô tả mình như là sabbesu dhammesu anūpalitto, "ở giữa những vật vô tì
tích"
(71)
. Chúng ta cũng cần lưu ý tới ảnh hưởng của việc quảng bá các câu
chuyện Jātakas, một tác phẩm phổ biến và bình dân kể lại cuộc đời trước khi niết bàn
của Phật, và mô tả công đức (puṇya), mà Ngài đã thu tích được nhờ những hành vi
đạo đức. Khi nghe những câu chuyện như thế, tự nhiên người nghe dễ đi đến kết luận
rằng nếu Phật đã thu tích được nhiều công đức như thế, hẳn Ngài không thể nào chỉ là
một con người bình thường. Dù lấy từ nguồn nào, ý tưởng đại thể
của lokottaravāda là kết luận rằng Đức Phật không hề vướng mắc một tì vết ô trọc
nào của trần thế này. Vì vậy trường phái Mahāsaṅghika đã mô tả Ngài như là siêu
phàm
(72)
. Ngài ở trong thế giới này, nhưng không bị ô uế bởi nó. Ngài được sinh ra
không do việc ăn ở vợ chồng, nhưng được sinh ra một cách nhiệm mầu bởi mẹ Ngài.
Dù vậy Ngài là một con người thực sự, nhưng hình dáng và hoạt động bề ngoài của
Ngài chỉ là ảo ảnh.
Điểm cuối cùng này quan trọng và cần làm sáng tỏ. Trong những tài liệu cổ xưa, thuật
ngữ lokottara được dùng để nói về những thành phần của Tăng Già Cao Quý (Ārya
Saṅgha) và về Niết bàn. Nghĩa đen là "siêu việt thế giới", và dùng đối nghĩa với thuật
ngữ laukika - nghĩa là "phàm tục, không được giải thoát". Bản chất đích xác của "tính
siêu phàm" này được làm sáng tỏ bởi quan điểm của Mahāsaṅghika cho rằng Đức
Phật được sinh ra một cách lạ lùng - dịch sát chữ là upapāduka, nghĩa là "tự sinh".
Kinh Saṅgīti Sutta
(73)
cắt nghĩa tự sinh là một trong bốn loại sinh đẻ - ba loại kia là
sinh từ lòng mẹ, từ trứng, hay từ sự ẩm ướt. Theo vũ trụ luận Phật giáo, tự sinh là đặc
quyền của các Chư Thiên là loại sinh ra cao quý thanh tịnh nhất. Nhưng kiểu sinh này
không phản ánh một tiến trình thần thánh hóa theo lối hiểu của các tôn giáo hữu thần,
vì các thần trong vũ trụ luận Phật giáo cũng mang bản tính phải chết và tái sinh giống
như chúng ta. Các thần được sinh ra trong vòng tròn sinh tử và tái sinh, nhưng sự sinh
ra của họ thuộc loại thanh tịnh hơn kiểu sinh ra của chúng ta. Vì vậy, sự đối chọi giữa
lokottara và laukika không phải sự đối chọi giữa cái ảo ảnh và cái hiện thực, nhưng là
giữa cái thô thiển và cái tinh tế. Thuyết lokottaravāda không phải một hình thức của
thuyết giả hình người, tuy nó được mô tả đúng như thế trong Kathāvatthu
(74)
của
Theravādin. Điều không thực là sự kiện Đức Phật tỏ ra mình là một con người bình
thường.
Việc nâng cao thân phận của Đức Phật có thể được nhìn như tương ứng với việc hạ
thấp địa vị của bậc A La Hán, như có vẻ được diễn tả trong năm điểm của Mahādeva.
Dù nhìn một cách khách quan, lập trường của Mahādeva cũng khác rất ít với lập
trường về A La Hán trong Kinh điển Pali. Nếu thực sự thế, thì có thể các điểm của
Mahādeva diễn tả một phản ứng trước việc quá lí tưởng hóa bậc A La Hán, một sự lí
tưởng hóa đã bắt đầu làm cho bậc A La Hán trở thành một mục tiêu không thể nào đạt
tới, và có khuynh hướng phục vụ lợi ích của một thiểu số Tỳ khưu ưu tú tự nhận mình