Pāli, trường phái này cho rằng hiện tại thì chuyện này hầu như không thể xảy ra, và
theo quan điểm rằng không thể có ai đạt tới bậc A La Hán trong thời đại suy đồi này.
Một nét đặc trưng hơn của trường phái Theravādin như một nhánh của trường
phái Vibhajyavādin, đó là sự nhấn mạnh về phân tích lý thuyết, đặc biệt
về dhammas, các Giáo pháp, vì đó là một quan tâm chủ yếu của trường phái mẹ của
nó, biểu hiện trong tên gọi của trường phái mẹ này - vibhajya nghĩa là "phân chia,
phân tích". Trường phái Theravādin khai triển một hệ thống học thuyết khá nghiêm
ngặt, được cô đọng trong những tác phẩm của học giả Buddhaghosa của thế kỷ V, đặc
biệt trong tác phẩm Vishddhi-magga của ông, mà trên bình diện lý thuyết có khuynh
hướng loại trừ mọi lý thuyết và thực hành không phù hợp với những mối quan tâm ưa
thích của trường phái. Một điển hình của việc loại trừ này có thể là những cách thức
hành thiền được gọi làVô lượng tâm, trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma ) và trong
văn chương chú giải lại được chuyển thành một chức vụ phụ thuộc mà thôi. Trong khi
đó, chính kinh Phật đã ghi lại nhiều ví dụ điển hình thực chất đã loại bỏ vai trò này.
Các đoạn Kinh Phật thường chứa đựng những phần biên tập thêm nhằm 'giảm' phần
quan trọng của vô lượng tâm, nhưng nơi những bản Kinh Phật tương ứng vẫn còn thấy
tồn tại trong tạng Đại Chúng Bộ (Mahsanghika), điều rất thú vị là không nhất thiết
phải đề cao những hình thức thực hành theo cách đó
(77)
. Điều này tiêu biểu một
khuynh hướng nơi trường phái Phật Giáo Nguyên Thuỷ (theravda) chủ trương quan
điểm cho rằng chánh đạo ủng hộ việc tu luyện một loại thiền quán 'không pha tạp' chỉ
đạt được thông qua hành thiền phân tích mà thôi.
* Trường Phái Pudgalavdin
Pudgalavdin là một tên được dùng để gọi một trường phái chủ trương một học thuyết
liên quan đến pudgala, "con người". Trường phái được thiết lập do sự chia rẽ về giáo
lý trong nội bộ trường phái Sthaviravādin ở thế kỷ III trước CN., và tồn tại cho tới thế
kỷ IX hay X CN. Khởi thủy trường phái này tên là Vātsīputrīya, theo tên gọi của vị sư
tổ là Vatsīputra, sau lại được gọi là Sammitīya, và từ đó phát sinh nhiều trường phái
con. Tuy giáo lý về pudgala của trường phái bị các trường phái đối lập cho là hoàn
toàn phi Phật giáo, nhưng trong thực tế nó đã thu hút được rất đông đồ đệ, và các đoàn
hành hương Trung Quốc sang Ấn Độ vào thế kỷ VII ước lượng rằng đa số các Tỳ
khưu ngoài Đại Thừa đều là người thuộc phái Pudgalavādin. Bất hạnh thay, không dễ
dàng tìm thấy được bức tranh tòan diện cho học thuyết vì tất cả kinh văn bị thất lạc,
ngoại trừ bốn tác phẩm Abhidhamma còn lại trong bản dịch chữ Tàu. Điều này cho
thấy rằng có tất cả mười sáu phái trực thuộc trường phái Pudgalavādin mà chính bản
thân nó đã khác hẳn những trường phái khác
(78)
.(78)
Học thuyết pudgala đã gây phản ứng dữ dội nơi các đối thủ vì nó dạy rằng, tuy giáo
lý anātman, vô ngã, về Đức Phật hoàn toàn đúng theo nghĩa bình thường, nhưng vẫn
có một pudgala, nhân vị. "Nhân vị" này là một vật hiện thực, là cái bản thể cho phép