ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 50

Trường phái Sarvāstivādin đã triển khai một số học thuyết đặc trưng của mình. Giống
như trường phái Mahāsaṅghika, nó chất vấn thân phận tuyệt đối của A La Hán, thậm
chí cho rằng thân phận này có thể bị đảo ngược. Nhưng cái làm cho trường phái nổi
bật chính là học thuyết của nó mà người ta dùng để đặt tên cho nó. Sarvāstivāda có lẽ
là do cụm từ sarvam asti, "mọi sự hiện hữu", nhắc tới một giáo huấn liên quan tới cơ
chế của trí nhớ và karman, là lời dạy phổ quát của Phật rằng bản chất đạo đức của các
hành vi sẽ quyết định những kinh nghiệm tương lai của người làm các hành vi ấy. Học
thuyết này nêu lên mệnh đề sau đây: trong khi các dharmas

(81)

, tức là các yếu tố không

thể giản lược của hiện hữu, có thể là tạm thời, nhưng chúng cũng hiện hữu trong quá
khứ và tương lai. Thực vậy, ba thời - quá khứ, hiện tại, và tương lai phải được xem
như là những "cách", và sự trôi qua của thời gian phải được xem như là sự trôi qua
của những dharmas cá nhân giữa ba cách này, dưới sự kích thích của những điều kiện
thích hợp. Học thuyết này vừa phù hợp với học thuyết vô thường, vừa cắt nghĩa được
làm sao một hành vi quá khứ có thể có hậu quả trong tương lai: đó là vì
những dharmas cấu tạo nên hành vi quá khứ đó vẫn còn tồn tại, mặc dù theo "cách"
quá khứ, và do đó có thể tạo được ảnh hưởng ở một thời điểm sau đó. Học thuyết này
cũng cắt nghĩa về trí nhớ, vì trí nhớ không là gì khác hơn sự nhận thức về một đối
tượng, và vì theo một tiên đề của Phật giáo, người ta không thể có nhận thức mà
không có đối tượng, nên nói rằng các dharmas quá khứ vẫn còn tồn tại sẽ cho phép trí
nhớ có đối tượng cần thiết của nó.

Trường phái Sarvāstivādin cũng nổi tiếng về học thuyết liên quan tới Bảo Ngọc của
Phật. Lý thuyết này nhìn thấy một vấn đề trong việc đi tìm Tam Bảo nơi Phật một khi
con người lịch sử của Ngài đã chết đi, và nó lập luận rằng thể xác vật lý của Ngài
không thể là đối tượng của việc đi tìm Tam Bảo. Nó không bằng lòng với lối cắt nghĩa
rằng phải đồng hóa Phật với dharmakāya, theo nghĩa là một hệ thống Giáo pháp, vì
như thế sẽ là đồng hóa Phật Bảo với Pháp Bảo. Học thuyết này dạy rằng Phật Bảo bao
gồm tất cả những dharmas làm nên Đức Phật như một Con người Giác ngộ - các hiểu
biết và các skandhas của Ngài. Với học thuyết này, trường phái đã thiết lập một khuôn
mẫu quan trọng cho những lý thuyết Đại Thừa sau này về Đức Phật

(82)

. Nó cũng khai

triển một lược đồ của đạo với sáu việc thực hành hoàn hảo - quảng đại, đạo đức, kiên
nhẫn, nghị lực, suy niệm, và trí tuệ - học thuyết này cũng sẽ có ảnh hưởng sâu xa tới
quan niệm Đại Thừa về Bồ tát

(83)

. Sau cùng, học thuyết này cũng là nguồn gốc phát

sinh "Bánh Xe Đời Sống" rất nổi tiếng, vẽ lại sáu lĩnh vực hiện hữu và mười hai mắt
xích, nidānas của pratītya-samutpāda (= tính điều kiện phổ quát của hiện hữu), mà
trường phái thường vẽ phía trong cổng tu viện. Việc thực hành này về sau không còn
trong trường phái này, nhưng đã được bảo lưu bởi những trường phái Tây Tạng cho
tới thế kỷ XX

(84)

.

Những trường phái con nổi tiếng nhất phát sinh từ trường phái Sarvāstivādin là hai
trường phái VaibhāṣikaSautrāntika. Trường phái Vaibhāṣika tự hào vì bộ chú

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.