ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 52

9

TAM TẠNG KINH ĐIỂN

PHẬT GIÁO CHÍNH TRUYỀN

K

inh điển Phật giáo chính truyền được tất cả các phái Đại Thừa và ngoài Đại Thừa

chấp nhận, gồm ba phần lớn. Mỗi phần được gọi là Piṭaka, thường được hiểu là cái
"giỏ đựng" và vì thế có nghĩa là "sưu tập". Tuy nhiên, thuật ngữ này cũng có thể phát
sinh từ pitq, nghĩa là "cha", và nguyên thủy có nghĩa là "điều thuộc về Cha", tức là
những điều mà Cha, là Đức Phật, đã truyền lại. Từ này có thể tương ứng với ẩn dụ mà
các Tỳ khưu dùng để tự xưng là śākyaputra, "con của Śākya", nghĩa là con của Phật,
vì Đức Phật xuất thân từ bộ tộc Śākya. Bất kể nguồn gốc của từ này là gì, toàn bộ kinh
điển được gọi là Tam Tạng, nghĩa là sưu tập lớn gồm ba phần. Ba phần lớn này được
gọi tuần tự là: Vinaya Piṭaka, Luật tạng là phần trong kinh điển liên quan tới các quy
luật điều hành đời sống các Tăng và Ni của Phật giáo; Sūtra Piṭaka, nghĩa là các bài
giảng của Đức Phật; và thứ ba là Abhidharma Piṭaka, liên quan tới việc giải thích và
sắp xếp có hệ thống những lời giảng dạy và phân tích, nghĩa là những lời giảng dạy và
phân tích chứa đựng trong Sūtra Piṭaka. Có lẽ tên gọi Piṭaka mãi đến thế kỷ II trước
CN. mới bắt đầu được sử dụng

(87)

.

Mặc dù truyền thống cho rằng những kinh này đã được kết tập ở Đại hội lần thứ nhất
qua những lời tụng đọc của UPāli và Ānanda, mỗi người đều nhớ thuộc lòng toàn bộ
các Giới luật và bài giảng mà nay tạo thành hai Piṭaka đầu tiên, nhưng có vẻ sự thực
không đúng như câu chuyện kể. Tuy chắc chắn thời đó người ta có trí nhớ hết sức kỳ
diệu có thể đọc thuộc lòng một lượng lớn chất liệu, nhưng có những yếu tố gợi ý rằng
các kinh Piṭaka chúng ta có ngày nay không phải được soạn vào thời kỳ đó. Thứ nhất,
một số bản văn có trong các kinh Piṭaka rõ ràng đã được biên soạn sau khi Đức Phật
viên tịch một khoảng thời gian. Trong một vài trường hợp, chúng ta có thể khẳng định
điều này bởi vì chúng kể lại những sự kiện xảy ra sau đại hội đó, trong những trường
hợp khác, vì chúng chứa đựng những học thuyết hay những cách phát biểu học thuyết
đặc biệt chỉ có thể có sau thời của Đức Phật. Toàn bộ luận tạng là một ví dụ rõ ràng
minh chứng điểm thứ hai này, và được xác nhận như thế bởi sự kiện các trích dẫn thời
kỳ đầu về toàn bộ kinh điển chỉ nói đến một Pháp – Luật Dharma-Vinaya mà thôi. Vì
Vi Diệu Pháp Abhidharma liên quan tới một sự phát triển trong việc thực hành Phật
giáo, nên nó sẽ được bàn đến riêng biệt ở chương sau.

Hình như mỗi trường phái đều có các kinh điển riêng của mình, có những sưu tập
riêng các lời dạy của Phật (Buddhavacana). Một số trường phái còn có nhiều hơn là
tam tạng. Trường phái Mahāsaṅghika còn cóDhāraṇī Piṭaka
một Kṣudraka Piṭaka thêm vào tam tạng kể trên

(88)

. Chúng ta đã thấy các sự khác biệt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.