ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 54

Tính chất văn học của luật khá nghiêm túc, vì những phần được các cộng đồng Tỳ
khưu sử dụng nhiều nhất lại không có trong kinh điển, tức là không có trong tạng
Luật. Đó là những phần Prātimokṣa Karmavācā.Cả hai đều có tính chất thực tiễn.
Phần Prātimokṣa là một bản liệt kê những quy luật mà các Tỳ khưu cả nam lẫn nữ
phải tuân giữ. Trên nguyên tắc, kinh này phải được tụng thường xuyên vào mỗi ngày
trăng tròn (upavasatha) bởi những cộng đồng tu viện địa phương (nikāyas). Tuy được
gọi là một Sūtra (kinh), nghĩa là lời của Phật, nhưng rõ ràng đây là một soạn tác thời
sau. Điều này được phản ánh bởi sự kiện là các Prātimokṣa của các trường phái khác
nhau có những bản liệt kê số quy luật khác nhau. Nhưng những khác biệt chỉ liên
quan tới những quy luật nho nhỏ, như śaikṣya-dharmas, về phép cư xử.
Kinh Karmavācā liên quan đến nghi lễ hay phượng tự, được dùng trong những lễ nghi
khác nhau của Tăng Già, như trong những lễ nghi thụ giới.

Các bản văn giới luật nghĩa là nằm trong tạng luật gồm hai, đôi khi ba
phần: Sūtravibhaṅga, Skandhaka, Phụ lục. Các Phụ lục trong kinh điển Pāli gọi
Parivāra, là một tóm lược về hai phần trên dưới dạng một bài giáo lý, và mang bản
chất riêng của từng trường phái khác nhau.

Các bản văn là sưu tập các kinh của Phật, hay các lời dạy của Ngài. Bản đầy đủ duy
nhất còn tồn tại là bằng tiếng Pāli. Dựa vào những bản thảo còn tồn tại ở Trung Á,
người ta biết được rằng đã có những bản kinh bằng tiếng Phạn, Prakrit, Gandhari, và
các ngôn ngữ địa phương khác thuộc những trường phái khác nhau thời ban đầu. Một
phần khá lớn những (Sūtra Piṭaka) khác còn tồn tại bằng bản dịch Trung Hoa, tuy chỉ
có một phần nhỏ những bản này đã được dịch sang một ngôn ngữ châu Âu, và người
ta còn đang chờ đợi có một công trình đối chiếu đầy đủ giữa các bản này với bản Kinh
tạng bằng tiếng Pāli

(92)

. Trong bản Pāli, có trên 17 ngàn kinh được tập hợp lại, trình

bày hoạt động giảng dạy của Đức Phật trong hơn 45 năm. Vì những kinh này được
cho là do Ānanda đọc ở Đại hội thứ nhất và vì thế nhiều người được nghe những gì
ông đọc, nên mỗi kinh đều bắt đầu bằng câu, "Tôi đã nghe thế này. Có một lần . . . "
Tuy nhiên, như chúng ta đã nhận xét, nhiều đoạn rõ ràng là do soạn tác thời sau, và
một số đoạn mang tính chất soạn tác hỗn hợp, với những điểm thêm thắt xoay quanh
một hạt nhân chính.

Mỗi kinh đều có một lời nhập đề mô tả bối cảnh Đức Phật hoằng pháp, và thường có
kể tên những người khác hiện diện. Điều này có phản ánh đúng thực tại hay không,
chúng ta không thể nào biết được. Không phải các lời giảng luôn luôn được ghi lại
như lời của Đức Phật. Một số bài cho thấy các môn đệ quan trọng nhất của Ngài, như
Śāriputra hay Dhammadinna. Nhiều bản văn xưa viết bằng những đoạn thơ đơn sơ,
phần lớn không có nhập đề, nhưng một số đoạn với nhập đề bằng văn xuôi là soạn tác
thời sau. Văn phong của kinh rất hay lặp đi lặp lại, vì vào bốn tới năm thế kỷ đầu,
chúng chỉ được lưu giữ bằng miệng. Bản Kinh tạng bằng tiếng Pāli chỉ được viết lần
đầu tiên vào cuối thế kỷ I trước CN. ở Sri Lanka, vào một thời kỳ mà người ta lo ngại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.