giải vibhāṣa rất đầy đủ và đồ sộ được biên soạn trong trường phái Sarvāstivādin vào
thế kỷ II CN. Cơ sở của trường phái nằm ở Kashmir, nhưng nó có nhiều ảnh hưởng
đối với các Phật tử khác và trở thành tinh hoa của kinh viện Phật giáo nhờ nó nhấn
mạnh về Vi diệu pháp (Abhidharma).
*Trường Phái Sautrāntika
Trường phái Sautrāntika xuất hiện như một phản ứng đối với trào lưu chú giải và đề
cao Abhidharma của trường phái Vaibhāṣika, phủ nhận giá trị của những thủ bản và
khảo luận rắc rối mà trường phái Vaibhāṣika biên soạn. Tên Sautrāntika có nghĩa là
"Sūtra là tối hậu", vì thế trường phái chủ trương rằng kinh điển kết thúc với
kinh Sūtra Piṭaka, sưu tập kinh thứ hai trong kinh điển, còn những khảo luận khác
không phải lời dạy của Phật. Các quan điểm của trường phái này được trình bày rõ
nhất trong Abhidharmakośabhāṣya, tác phẩm này công khai bác bỏ Abhidharma, và sẽ
được đề cập tới ở chương 10.
Có một số điểm khác mà trường phái Sautrāntika tương phản với trường
phái Sarvāstivādin. Đặc biệt nó bác bỏ khái niệm dharmas của Sarvāstivādin về ba
"cách" của thời gian, nhưng cho rằng mọi dharmas đều chỉ hiện hữu nhất
thời, kṣaṇika
(85)
. Lý thuyết này dẫn đến lập trường là không thể có nhận thức trực tiếp
một sự vật. Cái mà người ta tri giác là những hình ảnh trong trí khôn được tạo ra bởi
các giác quan (tự chúng cũng chỉ hiện hữu nhất thời trong hoạt động của chúng) chi
chúng tiếp xúc với những sự vật nhất thời, nhưng những hình ảnh này tất yếu để lại
sau chúng sự hiện hữu nhất thời của sự vật và của chính các cảm giác. Đó là vì hình
ảnh trong tâm trí được tạo ra bởi sự tiếp xúc, và vì vậy phải theo sau sự tiếp xúc này
về thời gian. Nếu nó xảy ra hoàn toàn đồng thời với sự tiếp xúc này, thì không thể nói
nó lệ thuộc vào sự tiếp xúc này.
Để giải quyết các vấn đề về karman mà trường phái Sarvāstivādin đã tìm cách giải
quyết nhờ ý tưởng các pháp tồn tại qua cả ba thời, trường phái Sautrāntika chủ trương
rằng các hành động của người ta "tỏa hương thơm" khắp môi trường tâm linh của một
người để tạo ra những kết quả nhất định. Lý thuyết này khiến họ gặp khó khăn và họ
đã phải khai triển ý tưởng về các bījas, hạt giống, được "trồng" bởi một hành vi với
một đặc tính đạo đức nhất định, để sau này mới "đâm chồi" khi các điều kiện cho
phép, và phát sinh "quả" phù hợp với hành vi ban đầu
(86)
.
-ooOoo-