ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 49

có sự liên tục giữa các lần tái sinh, trí nhớ, và sự chín muồi sau này của các hành vi
hữu ý (nghiệp, karman) làm trong hiện tại hay quá khứ. Nếu không có nhân vị nào cả
như học thuyết của các trường phái đối thủ tuyên bố, thì Phật giáo sẽ bị tố cáo là một
học thuyết hư vô và vô đạo đức, vì sẽ không có con người nào để chịu trách nhiệm về
các hành vi đạo đức. Nó nhấn mạnh rằng pudgala thì bất định trong tương quan với
các skandhas (các yếu tố cơ bản cấu thành hiện hữu), không ở ngoài cũng không ở
trong chúng; không đồng nhất cũng không khác biệt với chúng. Thực ra chỉ có các vị
Phật mới nhận thức được nó. Để củng cố lập trường của mình, trường phái thường
trích dẫn những lời của Phật như "Này các Tỳ khưu, chỉ có một con người duy nhất
sinh ra ở đời này vì sự thịnh vượng của nhiều người, vì hạnh phúc của nhiều người, vì
lòng bi mẫn đối với thế giới, vì lợi ích sự thịnh vượng và hạnh phúc của các vị Chư
Thiên và loài người. Con người duy nhất đó là ai? Đó là Đức Như Lai (Tathāgata),
Đấng Giác Ngộ Viên Mãn và Tuyệt Hảo"

(79)

. Đáp lại, những đối thủ của phái

Pudgalavāda tuyên bố rằng câu nói này của Phật phải được hiểu theo nghĩa bình
thường, không thể hiểu theo nghĩa đen.

Xét theo bối cảnh lịch sử, hình như thuyết này một phần là phản ứng trước việc hạ
thấp giá trị nhân vị của Vi diệu pháp, nhưng ta cũng có thể nói rằng trường phái
Pudgalavāda biểu trưng cho một trào lưu dai dẳng và bị tranh cãi nóng bỏng trong tư
tưởng Phật giáo khi muốn mô tả tích cực về cái hiện thực. Chúng ta có thể thấy lập
trường này về sau được phản ánh trong các lý thuyết Tathāgatagarbha của Đại Thừa,
các trường phái Thiền và Thiên Thai của Trung Hoa, và các Dòng Phật giáo rNying-
ma và Jo-nang của Tây Tạng.

* Trường Phái Sarvāstivādin

Trường phái Sarvāstivādin được thành lập từ một cuộc li khai khác, theo nghĩa
saṅghabheda, trong nội bộ trường phái Sthaviravādin vào một thời kỳ nào đó của
thế kỷ III trước CN. (Phái còn lại của trường phái Sthaviravādin lấy tên
Vibhajyavādin). Người ta vẫn chưa rõ về nguồn gốc chính xác của trường phái, và
cũng không rõ động cơ xuất hiện trường phái có phải là kết quả của Đại hội thứ ba
hay không, hay là kết quả của những phái đoàn truyền giáo do Aśoka phái tới vùng
Gandhāra

(80)

. Điều người ta biết rõ là nó được thiết lập vững chắc ở vùng Tây Bắc Ấn

Độ ngay từ rất sớm. Trong Đại hội lần thứ tư, tổ chức dưới sự bảo trợ của vua
Kaniṣka, năm trăm Tỳ khưu Sarvāstivādin đã quy tụ lại, lập một kinh điển, và soạn
thảo một số tác phẩm chú giải gọi là Vibhāṣas. Từ đó về sau, trường phái này sẽ làm
chủ cả vùng Bắc và Tây Bắc Ấn Độ trong ít nhất là mười thế kỷ nữa, và vì nó cũng
lan tới Kashmir và Trung Á, nên các học thuyết Sarvāstivādinsẽ tìm đường vào đất
Trung Hoa. Tác phẩm nổi tiếng nhất và dễ tìm nhất trình bày các học thuyết của
trường phái này là Abhidharmakośa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.