Vậy, Phật đã thấy thế giới thế nào? Truyền thống kể lại rằng Ngài thấy thế giới và mọi
sự trên thế giới gồm ba đặc tính hay nét đặc trưng, gọi là ba tướng (lakṣaṇas). Ba đặc
tướng này là vô thường (anitya), khổ não (duhkha) và vô ngã (antman).
1) Vô thường (Anitya)
Đặc tướng hay đặc trưng thứ nhất là anitya, vô thường, có nghĩa là mọi sự vật đều hữu
hạn, không thường hằng, và mau qua chóng hết. Phật thấy mọi sự vật trong vũ trụ đều
có một khởi đầu và vì vậy tất yếu phải có một kết thúc cho sự tồn tại của chúng. Đây
là sự giác ngộ Ngài đạt được qua loại thần thông (abhijñā) thứ nhất và thứ hai, cho
rằng mọi chúng sinh đều có sinh có tử, kiếp này tiếp nối kiếp khác. Điều này được
phản ánh trong vũ trụ luận của Phật giáo, theo đó có một vũ trụ của một không gian và
thời gian vô hạn, trong đó vô số các vũ trụ nối tiếp nhau xuất hiện rồi biến mất; điều
này cũng được phản ánh trong thế giới vi mô gồm những phân tử nhỏ nhất có thể hình
dung ra và được quan niệm không phải như những nguyên tử bất động (quan niệm
này ngày nay cũng bị các nhà vật lý loại bỏ), mà như là những mẫu năng lượng thay
đổi không ngừng qua sự tương tác. Hơn nữa, vũ trụ không bao gồm những miền đất
được cư ngụ bởi những con người bị kết án hay được giải cứu vĩnh viễn, mà bởi
những tình trạng tâm linh được khách thể hóa. Nói cách khác, các tình trạng tâm linh
chủ quan được kinh nghiệm như là những thế giới khả giác mà dù chúng có thể tồn tại
qua nhiều thế đại, chúng cũng sẽ có ngày bị tiêu tan do sự cạn kiệt những động lực
tâm linh đã tạo ra chúng. Cá nhân mỗi người cũng sinh ra rồi chết đi, và khắp nơi đời
sống phù du này thay đổi ngày này qua ngày khác, lúc này qua lúc khác. Không có gì
thường hằng.
2) Khổ não (Duhkha) và Tứ Diệu Đế
Điều này đưa chúng ta tới đặc tính thứ hai của sự tồn tại hữu hạn, đó là sự đau
khổ (dukkha). Khổ không chỉ là đặc tính thứ hai trong tam tướng, nó còn là đề tài của
một trong những giáo lý nổi tiếng nhất của Phật giáo, giáo lý về Tứ Diệu Đế hay Bốn
chân lý về sự Khổ (catvri ryasatyni)
(19)
. Chân lý thứ nhất trong bốn chân lý này là chân
lý về sự khổ. Đây là sự chẩn đoán của Đức Phật về căn bệnh của loài người.
Sau khi đã đề cập tới lakṣaṇa thứ nhất, chúng ta có thể hiểu cơ sở của ý tưởng rằng
hiện hữu giới tướng là một nguồn gây đau khổ. Điểm mấu chốt ở đây không phải chỉ
vì đời sống là khổ, cũng không phải đau khổ thì có thực hơn là sung sướng, nhưng
khổ và sướng trong cuộc đời luôn đi đôi với nhau. Ở mức độ đơn giản nhất, điều này
có nghĩa rằng một số niềm sung sướng luôn luôn mang theo một kinh nghiệm hối tiếc
hay ân hận. Ăn một thanh kẹo sôcôla, uống một ly bia, hay hút một điếu thuốc lá có
thể làm ta khoan khoái lúc này, nhưng mỗi thứ đều mang theo một tiềm năng gây đau
khổ - có thể là béo phì, bệnh tim, hay chỉ choáng váng hay hơi thở có mùi. Nhưng nó
cũng có nghĩa là bất cứ kinh nghiệm sảng khoái nào, dù tốt lành đến đâu, cũng gây ra