ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI - Trang 14

Trên đây là bức tranh khái quát về bối cảnh tôn giáo của Đức Phật, nhưng chúng ta
cũng còn phải ghi nhận những đổi thay xã hội tổng quát hơn và có tầm quan trọng vào
thời kỳ đó. Đặc biệt, chúng ta phải ghi nhận sự phát triển của kỹ thuật thời Đồ Sắt vào
cùng thời kỳ này, bắt đầu khoảng 800 năm trước CN., giúp cho việc khai hoang những
vùng rừng thưa rộng lớn để lấy đất canh tác - khiến cho cả vùng lưu vực sông Hằng đã
trở thành khu dân cư từ khoảng 600 trước CN. - và nó cũng giúp phát sinh một kiểu
chiến tranh mới cho giai cấp chiến binh kṣatriya. Các phương pháp nông nghiệp mới,
đặc biệt lưỡi cày bằng sắt, giúp cải tiến sản xuất và thậm chí tạo ra một sản phẩm dư
thừa, có thể dùng để cung cấp cho những tổ chức chính quyền và tôn giáo rộng lớn
hơn.

Có những sự thăng trầm xã hội rộng lớn do sự tranh giành quyền lực của các vua chúa
muốn bành trướng vương quốc của mình, dần dần thâu tóm những cơ cấu xã hội cũ
theo cơ chế gia đình và bộ tộc của thời kỳ Vêđa. Đến thời Đức Phật sinh ra, chỉ còn có
16 thành phố tự trị trong các vùng Trung và Đông Bắc Ấn Độ do người Aryan xâm
chiếm. Cũng như sự phát triển của tôn giáo Bà La Môn đã đi song song với cuộc xâm
lăng từ từ của các bộ tộc Aryan ở khắp miền Bắc bán lục địa, thì tôn giáo của
thời Vêđa và Brāhmaṇa cũng ngày càng liên kết với sự chính thống của cơ cấu xã hội,
và với những chính quyền tập trung của thời kỳ đó.

Một hệ quả rất quan trọng của điều này là sự sản sinh ra một giai cấp thực hành tôn
giáo mới từ bỏ những truyền thống Bà La Môn cũ và phủ nhận lời tuyên bố của họ là
có đặc quyền trong việc hiểu biết sự khôn ngoan thần linh (kinh Vêđa) do giai cấp của
họ được thừa hưởng. Giai cấp mới này được gọi là hành giả (parivrjaka) hay người
khất sĩ. Vị hành giả (parivrjaka) là người bất mãn với những cơ cấu của xã hội hiện
hành và với tôn giáo vụ lễ nghi của xã hội này, đã bỏ nhà và vai trò của mình trong xã
hội để đi lang thang khắp nơi tùy thích, sống nhờ của bố thí và tìm kiếm giải thoát tâm
linh. Sau này chính Đức Phật cũng gia nhập giai cấp những vị hành giả này khi Ngài
bắt đầu con đường tìm kiếm giải thoát cho mình.

Chúng ta có những tài liệu vững chắc về ba phương pháp mà những vị hành giả
(parivrjaka) này sử dụng để thể hiện cuộc tìm kiếm của họ

(3)

. Có những người nhấn

mạnh vào tính siêu thế, tu luyện nhiều phương pháp luyện thiền khác nhau, giữ tâm
linh thanh thản và tập trung vào một vật duy nhất. Nhóm người thứ hai nhấn mạnh sự
tự tại và sức mạnh hầu như dựa trên ma thuật mà họ có thể đạt được nhờ trực giác
được bản tính, thậm chí biết được tên gọi của nguyên lý tối cao làm nền tảng cho vũ
trụ. Rồi cũng có những người thuộc nhóm thứ ba quan tâm hơn tới sự thanh tịnh và ô
trọc của thân xác con người, nên dùng những hình thức tu đức khác nhau để thanh tẩy
tâm hồn mình nhờ đó tâm hồn được nhẹ bớt khỏi những sự ô uế và có thể bay bổng
lên tới đỉnh cao vũ trụ tâm linh. Các vị thiền sư thuộc các trường phái dị biệt này được
gọi là Sa-môn (srmanas), có nghĩa là "người cố gắng" hay "người mệt mỏi [vì thế
giới?]"(chán đời).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.