sửa đức nghĩ điều nghĩa cho sáng thêm; được hưởng nhiều phúc, giữ tốt
mãi không chán.
Năm thứ 13 (1814) mùa xuân, tháng 2 ngày Ất Mùi Hậu mất, thọ 54 tuổi,
để quan tài ở điện Khôn nguyên. Vua thương tiếc không thôi. Dụ các quan
rằng Hoàng đế để tang Hoàng hậu một năm, là phải lễ. Trẫm ở trong cung
để tang một năm, còn từ Hoàng tử xuống bàn định phép để tang có thứ bậc.
Ngày Canh Tuất làm lễ thành phục, vua sai hoàng tử thứ tư (tức là Thánh
Tổ Nhân Hoàng đế) dâng lễ tế điện. (Thánh Tổ Nhân Hoàng đế tuổi mới
lên ba, vua sai Hậu nuôi, Hậu yêu sách phải có khế khoán. Vua sai Lê Văn
Duyệt viết một tờ giấy đưa cho. Hậu giao cho cung tỳ là Nguyễn Thị Lê cất
giữ. Từ đấy Thánh Tổ Nhân Hoàng đế, vào hầu ở trong cung làm con của
Hoàng hậu. Đến sau Hoàng trưởng tử là Cảnh, Hoàng nhị là Hi, Hoàng ba
là Noãn nối nhau chết đi, đến lúc có tang hậu, các quan hặc có người bàn
đem Hoàng tôn Đán giữ việc thừa tự, Vua dụ rằng: Hoàng tử là con của
Hoàng hậu, còn có khế khoán ở kia, nên sai làm chủ việc thờ cúng: việc lớn
của nước không thể nhất khái câu nệ lễ của nhà mọi người. Nguyễn Văn
Thành lại cho là lời xưng hô trong văn khấn khó nói. Vua bảo rằng: Con
phụng mệnh cha để tế mẹ, danh chính ngôn thuận, có gì là không được. Lời
nghị mới quyết định).
Mùa thu, tháng 7, ngày Mậu Tuất, tấn phong tên thụy là Giản Cung Tề
Hiến Đức Chính Thuận Nguyên Hoàng hậu.
Sách văn rằng: Trị bên trong nhờ ở người nội tướng, nên Kinh Thi mở đầu
là thiên gây nên nền phong hóa; có đức lớn thì nhận danh hiệu lớn nên
Kinh Lễ trọng về điểm tôn xưng lúc tống chung. Lâu nhớ đức hay nêu rõ
hiệu tốt. Đại hành Hoàng hậu Tống thị, con nhà danh giá kính giữ lời dạy,
tự trời phối hợp cùng trẫm sửa mình, xếp dặt việc nhà, sấm gió đương lúc
gian truân phong trần hợp sức giúp đỡ. Trời biển gian hiểm cố gắng giúp ta,
quê ngư̖i lạnh lùng, kính hầu mẫu hậu, sớm khuya không trễ, răn bảo cùng
nhau, nghĩ cùng trẫm báo phục mối thù cho miếu xã; nghĩ cùng trẫm cứu