vớt nỗi khổ cho nhân dân. Cho nên trẫm lấy lại được cõi bờ dẹp yên được
trong nước, nghĩ đến Hậu lấy hiếu để phụng thờ tổ tiên, lấy kính để tiếp đãi
người dưới, nhân đến phi tần, yêu cả con cháu, ra ơn cả thân hiền, để tâm
đến cả làng xóm. Việc đưa đám Thụy lăng, xót thương hết lòng. Trước sau
vẫn một tâm đức, trong ngoài theo về người thân. Tuổi thọ chưa đầy sáu
chục, xe tiên đã vội xa vời. Nhớ đến người giúp giỏi, cử hành điển chương
thường. Bèn xin mệnh lệnh ở tôn miếu, sai Khâm sai chưởng Hữu quân
giám Thần sách quân, Khiêm quận công là Phạm Văn Nhân làm chánh sứ.
Lễ bộ thượng thư, Hưng nhượng hầu là Phạm Đăng Hưng làm phó sứ,
bưng sách vàng, ấn vàng tấn phong tên thụy là: Giản Cung Tề Hiếu Đức
Chính Thuận Nguyên Hoàng hậu. Mong nhận lấy tên hiệu long trọng, để tỏ
lâu đời. Than ôi! Ghi về việc, nêu về công lễ vẫn nên thế, sống thì vinh,
chết thì thương, Hậu nên xét cho.
Năm thứ 14 (1815) mùa xuân, tháng giêng, vua sai bộ Lễ bàn về lễ tiểu
tường, đại tường và trừ phục về cung Khôn nguyên. Quan bộ Lễ tâu nói:
Theo sách Lễ ký, về tang một năm, 11 tháng thì tế luyện (tiểu tường), 13
tháng thì tế đại tường, 15 tháng thì tế đàm, thế là lễ chính. Nhưng quan tài
còn để quàn, chưa nên đem cát lễ mà đổi áo tang. Kính xét: Thiên tang
phục Tiểu ký nói rằng sau ba năm mới làm ma, thì tất phải hai lần tế, trong
khoảng hai lần tế ấy không được tế cùng một lúc mà bỏ áo tang, là vì có
việc chưa thể sửa việc tang được. Về việc tế luyện (tiểu tường), tế đại
tường, tất đợi khi chôn cất rồi, lại cử hành hai lễ tế ấy; nhưng phải tế làm
hai lần không được cùng tế một lúc. Tiểu ký lại nói rằng: quàn lâu mà chưa
chôn, duy có người chủ tang không được bỏ áo tang, còn người khác để
tang bằng áo vải gai cứ hết số tháng bỏ áo trở thì thôi. Người chủ tang
không được bỏ áo tang là con để tang cho mẹ, cháu để tang ông bà, chưa
chôn thì không được bỏ áo sô gai và dây lưng gai. Hết số tháng mặc áo gai
nhưười thân thuộc để tang một năm đến 3 tháng, cứ đủ số tháng thì bỏ áo
tang, nhưng áo trở ấy vẫn còn phải thu cất đi, để đợi khi tống táng. Thế là
khi chưa chôn, lễ tế luyện, tế đại tường chưa thể cử hành được, áo trở chưa
được bỏ đi được, kinh có chép rõ ràng nghĩa nên tham khảo. Lại xét: Tiên