Cúi xin Thái hậu nhận lấy tên thụy vẻ vang, lên phối hưởng ở cung Nễ
(18). Than ôi ! kính trọng người tôn đức đầy khó hình dung ra dược. Anh
linh đầy rẫy, phúc nhiều đón hưởng mãi lâu dài, kính rước thánh vị, lên
phối hưởng ở điện Minh Thành.
Năm thứ 3 (1822) mùa xuân, tháng giêng, rước thần chủ hợp thờ ở miếu
Thế Tổ. Hậu là người nhân hậu cần kiệm, hiền từ yêu người. Trước kia
trong lúc xiêu giạt, phụng dưỡng Hoàng thái hậu nếm trải mọi mùi gian nan
hiểm trở, thường thân hành dệt cửi chính tay may lấy áo trận, để cấp cho
quân sĩ. Một hôm thuyền đi gặp giặc, vua đốc quân cố sức đánh, Hậu cùng
cầm dùi đánh trống, quân lính tranh nhau phấn khởi thành ra đánh được
quân giặc. Đầu năm Quý Mão (1783), vua cho Hậu dật vàng, Hậu nhận lấy
cất đi, kịp khi thiên hạ đã yên định, Hậu thong dong trình dâng. Vua nói
rằng: Vàng giữ làm tin đây, thực trời giúp đấy, không thể quên lúc gian nan,
vậy nên lưu lại để bảo cho con cháu biết. Hậu nhận lấy dật vàng ấy cho
Thánh Tổ Nhân Hoàng đế. Minh Mạng năm thứ nhất (1820) Thánh Tổ đem
dật vàng ra bảo Phạm Đăng Hưng, Nguyễn Hữu Thận rằng: đấy là vật làm
tin của hoàng khảo, khi dời đi xa lưu lại để đưa cho trẫm. Bèn sai khắc chữ
vào dật vàng ròng: "Thế Tổ Đế Hậu Quý Mão bá thiên thời tín vật" (Vật
giữ làm tin của Thế Tổ Đế Hậu lúc xiêu dạt đi xa về năm Quý Mão) rồi
đem để ở điện Phụng Tiên.
Đền thừ Quy quốc nay do Cai đội là Tống Phúc Sở coi giữ, hàng năm chi
tiền công, để cung việc tế tự.
Thuận Thiên Cao Hoàng hậu
Thuận Thiên Cao Hoàng hậu họ Trần, người ở huyện Hương Trà phủ Thừa
Thiên, là con gái Thọ quốc công Trần Hưng Đạt, mẹ là họ Lê. Lúc biến
loạn năm Giáp Ngọ, Hiếu Khang Hoàng hậu, ẩn nấp ở làng An Du, Hậu là
con nhà danh giá, được tiến vào hầu. Năm Mậu Tuất(1778) Thế Tổ Cao
Hoàng đế nhiế