trông coi việc liệm chôn. Hôm ấy là ngày 25 tháng 5. Đến 2 ngày sau thì
Tánh tự đốt mình chết.
Hai người cố chết giữ thành trơ trọi một mình, giặc đem hết quân vây hãm
vua, nhân lúc giặc ít quân sơ hở, vua tiến lấy được thành Phú Xuân, công
ấy không ai lớn hơn được. Cho nên người ví với Trương Tuấn, Hứa Viễn
đời nhà Đường vậy. Tòng Chu đã chết, vua nghe tin thương xót mãi không
thôi. Hỏi quan đứng hầu là Phạm Ngọc Uẩn rằng: Tòng Chu có con không
? Uẩn thưa rằng có cháu họ gọi bằng chú bác là Tòng Hoảng, nuôi làm
chừa tự. Vua nói rằng: Nên hậu đãi người con ấy, để báo đền người tôi
trung. Bèn sắc hậu cấp cho nhà ấy. Năm Gia Long thứ 1, (1802) tặng là Tán
trị Công thần, Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Trụ quốc, Thái tử thái sư,
Quận công, tên thụy là Trung Ý, cùng với Hoài Quốc công Võ Tánh hợp
thờ ở đền Chiêu trung. Năm thứ 3, liệt vào thờ tại đền Hiển trung ở Gia
Định, lại cấp tự điền, tự dân, mộ phu, sai Tòng Hoảng phụng thờ.
Dụ rằng: Nêu khen người trung tiết là điển lễ thường của nhà nước. Cha
ngươi nhận sự ủy thác coi giữ từ ngoài cửa kinh thành trở ra, hết lòng trung
giữ vẹn tiết, sáng tỏ như mặt trời; truy nhớ đến người huân lai cố cựu, đặc
biệt cấp cho tự dân, tự điền. Ngươi phải đời đời nối giữ, để cung việc thờ tự
lâu dài. Năm thứ 4, cho phụ tế ở Thái miếu. Năm thứ 9, liệt vào thờ ở miếu
Trung Hưng công thần. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821) cấp cho vợ là Vũ
Thị mỗi năm 50 quan tiền, 50 phương gạo. Năm thứ 5 đổi cho phụ tế ở Thế
miếu. Năm thứ 12 truy tặng là Tá vận Công thần, Đặc tiến Vinh lộc Đại
phu, Hiệp biện đại học sĩ, Thiếu sư, kiêm Thái tử Thái sư, đổi tên thụy là
Trung Mẫn, phong là Ninh Hòa Quận công, phụ tế ở miếu đình như cũ.
Cháu họ là Tòng Hoảng chết, lấy Tòng Hòa tập ấm là Cẩm y hiệu úy, coi
việc thờ tự.
Chu Văn Tiếp