mà châm chước thi hành. Ngõ hầu người có tội khỏi bị giam lâu, mà quốc
dụng nhân thế đầy đủ. So với lệ quyên tiền bổ quan, tưởng còn tiện hơn.
Một điều là: binh ở các vệ trong Kinh đều chỉ có 400 người, đó chỉ là tạm
thời, chứ không thể làm thường lệ được. Trước đây đã từng bàn, dồn bổ
thêm cho đủ số vệ. Việc ấy cũng là một việc quan hệ đến binh chính, nên
kịp thời định liệu là phải. Đến như việc giảm bớt quan lại, thần đã từng tâu
bày rồi, không dám được nhắc lại thêm thừa. Duy người xưa có câu rằng:
"Muốn quan thanh liêm, không gì bằng bớt viên chức đi, mà tăng lương
bổng" cũng là lời bàn chí đáng. Nhưng việc có bớt, thì lại dịch mới có thể
bớt được mà muốn cho việc bớt di, tất phải có được quan giỏi, quan đã
được người giỏi thì phương pháp chính trị, đã được quá mức rồi. Sớ tâu lên
vua phê bình: lời tâu có thể giao cho đình thần xét bàn để thi hành.
Năm thứ 17, có hai lá thư của nước Phú Lãng và Y Pha Nho xin tục thêm
hoà ước, các thân phiên, đại thần bàn luận không được thống nhất. Vua sai
đem ước thư ấy và bản đình nghị giao Trung sứ đi ngay đến hỏi Đăng Quế.
Đăng Quế tâu rằng: trong ước thư có 2 khoản là rất quan yếu mà thôi. Về
khoản cắt bỏ địa giới 3 tỉnh, thì xin tuân lời phê bảo mà giảng thuyết,
nhưng cần lấy lòng thành cảm động họ, để họ tin thực, hoà hợp. Đến như
về khoản bồi số bạc, thực khó nhận được thì quyết nhiên không theo là
đúng. Vua rất lấy làm phải.
Năm thứ 18, Đăng Quế bệnh nguy kịch. Vua chuẩn cho đem ngay sâm quế
cho. Lại chuẩn cho quan tỉnh Quảng Ngãi tới thăm, hỏi Quế muốn nói gì,
có kế hoạch gì ích cho nước, thì phải sao lấy đem về nộp. Đăng Quế thưa
rằng: tôi trải thờ (3 triều) đến nay đội nhiều ơn trên tri ngộ, duyên phận đến
thế, lại còn nói gì nữa. Ngày trước, tôi vâng họa bài thơ ngự chế có câu:
Phiên âm:
Bình sinh hội phục tiên hiền huấn,
Phi đạo hà tằng cảm thượng trần.
Dịch nghĩa:
Bình sinh học nhờ lời tiên hiền dạy,
Việc gì không phải đạo, thì không dám tấu bầy với vua.