ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 3 - Trang 332

Đến sau bọn giặc ở Lạc Hoá, Ba Xuyên còn sót lại chưa yên. Giặc Xiêm lại
xúi giục, đứng làm thanh thế cho bọn ấy. Các tỉnh Hà Tiên, Gia Định nhiều
lần dâng sớ xin đặt thêm đồn, bảo để phòng giữ. Độc mình Tri Phương chỉ
xin mang theo binh thuyền đến các bảo, phô trương thanh thế của quân lên,
nghiêm việc phòng bị. Vua khen Phương làm rất đúng mưu cơ.
Năm thứ 2, bọn giặc lại quấy nhiễu, ở các vùng sông Vĩnh Tế, Tiền Giang,
Hậu Giang, Hà Tiên và tiến vây sát đồn bảo. Tri Phương từ An Giang
chuyển về, chia quân tiến đánh, giết chết bọn giặc rất nhiều. Các lộ lần lượt
đều bình cả. Việc đến tai vua. Vua bảo rằng: thực khoan được lòng lo của
trẫm về phía Nam. Thưởng cho 1 cấp quân công, nhẫn bằng kim cương liên
châu dát ngọc, thứ quả bằng vàng, đồng hồ mỗi thứ đều 1 cá
Năm thứ 4, đổi đi Tổng đốc An Giang, dâng sớ nói Trấn Tây vẫn lấy lại
được, xin lại huy động binh uy thu phục lại nơi ấy để kịp sự cơ. Có chỉ cho
Phương phải xét kỹ và thong thả sẽ bàn việc ấy. Mùa thu năm ấy, người
Xiêm đến nói: xin cho tha người mẹ của ông Giun về, thì nước ấy sẽ lại
cùng nước ta nối tình giao hảo cũ. Tri Phương cho báo là cần có quốc thư
của Xiêm Lạp thì mới được. Về sau quả nhiên không có quốc thư của 2
nước ấy đưa đến. Phương dâng sớ nói: giặc Xiêm chiếm giữ xứ Trấn Tây,
tất trong lòng không chịu cắt bỏ đất ấy, cho nên làm câu chuyện kéo dài
như thế, để tạm cầu tự yên. Nếu ta để chậm lại hàng năm hàng tháng, thì họ
được sửa thêm việc phòng bị chống cự. Tất ta phải đại huy động binh lực
đánh giữ cho họ một phen, khiến cho họ khiếp sợ mãi mãi mới được.
Năm thứ 5, người Xiêm đặt kế dụ bắt tên thuộc lại ở thị trường Tây Ninh là
Nguyễn Bá Hựu. Hựu ở trong vòng giặc, ủy người đưa thư về nói: giặc
Xiêm cầu lấy hòa thư, thì Hựu mới được tha về. Bấy giờ, Cao Hữu Bằng
làm thư trả lời cho Xiêm, nhưng chuyển từ An Giang nhờ đệ cho Xiêm. Tri
Phương thấy Bằng làm thế là không hợp lý liền bác trả thư ấy lại. Khi ấy
Cao Hữu Bằng đã trót đem việc ấy làm tập tâu vua trước rồi. Vua xem tâu,
bảo viện Cơ Mật rằng: đưa thư cho giặc, sự thể không coi thường được.
Nguyễn Tri Phương quyết là không chịu đệ đi. Rồi thì biểu tâu ở An Giang
vừa đến. Vua bảo rằng: quả nhiên không ngoài ý ta định liệu. Lại khen Tri
Phương biết lẽ minh bạch. Trước đây, người Xiêm là Phi Nhã Chất Tri

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.