điền, chỉ lợi nước lợi dân, mà không lợi cho bọn Tổng lý, cho nên chúng
cùng nhau nói phao lên những lời không căn cứ. Các địa phương bảo là đồn
điền bất tiện, đều là bị hoặc về câu nói không căn cứ ấy. Xin sắc dụ cho bọn
Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, án sát phủ, huyện ở 6 tỉnh (Nam Kỳ) đi lại
kiểm đốc các đồn điền, xét xem người nào chăm hay lười. Làm đến 3 năm,
mà người du đãng, lười biếng, không hăng hái lên, trộm cướp không yên
tỉnh, địa lợi không mở mang, thóc ăn của dân không thừa thãi, nước nhà
không vững bền, thế nước không cường thịnh, nước ngoài dòm ngó không
tiêu tan, lòng giặc Man không thần phục, thì thần cam chịu tội để tạ lời
nghị luận của công chúng. Vua bảo rằng: Phương nói khẩn thiết, quả quyết,
tự đương lấy trách nhiệm, sao nỡ không theo lời, cho được thi thố hết tài
năng uẩn súc trong lòng. Rồi sai phương nghị điều lệ xét công những người
khai khẩn giỏi. Tri Phương đều trần dâng lên ngay. Đại để bắt phủ, huyện
phải đốc dân chiêu mộ, khai khẩn, tùy theo hiện số nhiều ít, chia làm 10
thành. Hạng cho 3 năm, chia làm 3 thứ, mỗi năm xét xem người nào giỏi
nhất, kém bét để định thưởng phạt. Vua cho là Phương trình bày, thực có
định kiến, chuẩn cho theo lời bàn thi hành.
Năm thứ 8, Tri Phương lấy cớ vì lâu năm ở bên ngoài, có lòng nhớ vua, để
tâu bày lên. Vua muốn cho Phương ở lâu chức ấy để làm cho có thành hiệu.
Dụ rằng: dân ở Nam Kỳ, vốn có tiếng là trung nghĩa. Về mối lợi vườn,
ruộng, núi, chằm hơn cả trong nước. Thế Tổ Cao Hoàng Đế khi mới trung
hưng, nhờ được tài lực của dân ở 6 tỉnh ấy để chống chọi lại cả nước Việt
ta, cái công hiệ có thể làm chứng nghiệm rõ ràng vậy. Năm trước đây bị tai
thương, có kẻ đi báo, cho nên sai khanh đi kinh ký ở đấy, để yên họp nhân
dân. Gần đây trẫm nghe thấy hơi có thỉ thố kiến thiết một chút, nỗi đau khổ
lâu chưa xong, khổ lâu ngày đã hơi tỉnh lại. Khanh nên cố gắng làm cho tốt,
chớ có bổ thu hà khắc, vơ vét của dân, nên giúp đỡ cho dân, làm cho dân
được thêm nhiều nguồn lợi. Phải thi hành chính sách an dân, để đến công
hiền yên vui giàu thịnh. Tuy người xưa 9 năm ở Dao Đông (216), 8 năm ở
Dĩnh Xuyên (217) mà lòng thành tin nhau, thì có xa gì? Lại cho Phương bài
thơ để khuyên bảo.
Phiên âm: