- Xin phái người nào nói khéo đến tránh hỏi Cao Miên, mở bảo cho họ biết
họa phúc, để ngăn tuyệt mối lo về họ thông với Tây Dương.
Vua vẫn thu nhận. Lại dụ rằng: "Việc từ ngoài cổng thành trở ra, nhất thiết
giao hết cho khanh, nên gia tâm đánh dẹp, ngõ hầu thư được lòng lo trông
về phía Nam của ta. Đến như giặc Miên, tuy là chuyên trách của hai tỉnh
Hà, Biên nhưng khanh cũng không nên kiêm cả, đều chuẩn cho được tùy
tiện làm việc. Về sự trung dũng, tài biện của khanh, trẫm đã biết rõ. Duy
khanh có tính nóng nảy, nên phải rộng lượng bao dung, để nên việc lớn".
Nhân lại ưu đãi cho Phương gấm sa, sâm qui các hạng.
Năm thứ 14, đồn lớn ở Gia Định không giữ được, Tán lý là Nguyễn Duy
Dữ, Tán tương Tôn Thất Trĩ lại chết trận. Tri Phương cũng trúng đạn bị
thương. Vua sai Thị vệ đi kíp mang cho dược phẩm và phái Y sinh ngoại
khoa đến chữa thuốc; lại cho hạng các sâm, quế, lộc nhung. Bấy giờ đình
thần tâu nói đại đồn không giữ được, bèn chuẩn giáng làm Tham tri. Còn
về tước bá là công bình Miên trước, không nỡ truy tước. Nhưng cho
Phương tạm giải chức Tổng thống quân vụ để yên tâm điều trị. Đợi khi vết
thương khỏi, làm bản tâu lên đợi chỉ. Tri Phương về sau trở về Bình Thuận
chữa bệnh nhưng chưa khỏi, nên xin phép về quê 1 tháng.
Bấy giờ quân thứ Định Biên là Nguyễn Bá Nghi cùng quan tỉnh Gia Định
là Đỗ Quan đều đem tình hình việc quân, thế địch hiện nay khó xử làm tập
đệ tâu. Vua xem lời tâu phát giận, đòi Tri Phương về Kinh, giao đình thần
nghị tội. Tháng 11 Biên Hòa không giữ được, đình thần tâu nói rằng: Tri
Phương nguyên là trọng thần, am hiểu phép hành trận, tại triều đình, không
còn ai hơn nữa. Xin cho khai phục chàm cũ và sai đi Biên Hòa, hợp cùng
với Nguyễn Bá Nghi hội bàn làm việc. Vua bèn chuẩn cho Phương khai
phục Thượng thư bộ Binh, đốc suất việc quân ở Biên Hòa; ban cấp cho
Phương ấn quan phòng, cờ, bài, gia thưởng cho áo quần các hạng và 100
lạng bạc. Tri Phương xin từ số bạc lạng. Vua bảo rằng, đó chỉ ra đủ tiền lộ
phí mà thôi, cần gì phải từ chối. Rồi sai quan Khâm giám chọn ngày tốt để
khởi hành. Tri Phương đi đến Quảng Nam, cùng quan tỉnh ấy là Đào Chí,
Nguyễn Hiên trù làm thêm đồn, bảo ở Đà Nẵng. Khi đi vào Nam, tiến đến
Bình Thuận, Bá Nghi vì lui binh ở tản mát không có thể giữ được, xin chịu