(60) Đời Ngụy, Tào Thực (con Tào Tháo) phong làm Trần Vương, thụy là
Tư, hay thơ nhất ở đời.
(61) Tri mệnh: sách Luận Ngữ có câu "Ngũ thập tri thiên mệnh", nghĩa là
50 tuổi biết mệnh trời. Tri mệnh tức là 50 tuổi.
(62) Su Lỗ: Su ấp nước Lỗ là nơi Khổng Tử sinh quán.
(63) Xa Lộc: núi Xa Lộc lở, sau 80 năm có thánh nữ sinh, hưng thiên hạ.
Xem Bộ văn vận phủ, chữ lộc.
(64) Xe vua đi vào Thục: Lấy tích Đường Minh Hoàng tránh loạn đi vào
nước Thục
(65) Chu: là Chu Công. Khổng: là Khổng Tử.
(66) Thơ vực bốc: tên một thiên trong kinh Thi, xưng tụng Chu Văn Vương
khéo dạy dỗ được nhiều người tài.
(67) Hán lộc: tên một thơ trong kinh Thi, khen tiên tổ nhà Chu đời đời có
đức, có nhiều người hiền tài, thần ban cho nhiều phúc.
(68) Không rõ đọc là "trầm tam" hay là "thầm tâm", nên chưa hiểu nghĩa.
(69) Thăng phối: làm lễ rước thần chủ của tiên đế lên thờ ở nhà Thế Miếu.
(70) Miên Định là em vua Thiệu Trị, chú vua Tự Đức.
(71) Tên tự của Thọ Xuân Vương Miên Định.
(72 ) Sao Khiên Ngưu và sao Chức ữ.
(73) Phần Dương: tức là Quách Tử Nghi đời Đường, điểm cầu chúc này
chưa rõ.
(74) Trần Tư: tức là Tào Thực, tên thụy là Tự, con của Tào Tháo.
(75) Đạo Uẩn tức Tạ Đạo Uẩn, cháu gái gọi Tạ Can bằng chú, Trần Tư và
Đạo Uẩn đều làm thơ hay cả.
(76) Ưng Môn Chu ngày xưa gãy đàn hay, thường gãy đàn ở nhà Mạnh
Thường Quân, làm cho Mạnh Thường Quân buồn đến phải khóc.
(77) Điền Chân có 3 anh em, muốn chia của ở riêng, tự nhiên cây tử kinh ở
sân bị khô héo, anh em thấy thế cảm động, không chia của nữa, cây tử kinh
lại sống lại. Đời sau mượn cây tử kinh làm điển anh em.
(78) Cố Hổ Đầu: tức là Cố Khải Chi, người Tấn, vẽ rất khéo.
(79) Vương Ma Cật: tức là Vương Duy, người đời Đường, vẽ rất khéo.